Trở kháng là gì?

Pro Sound Việt Nam 2 năm trước 1541 lượt xem

Trở kháng là gì?

    Trở kháng là một trong những thuật ngữ quan trọng trong âm thanh, đặc biệt, bạn phải hiểu rõ khái niệm, nguyên lý hoạt dộng của trở kháng khi bạn muốn phối ghép một chiếc amply với loa! Trong môn học vật lý, chúng ta được biết trở kháng có tác dụng cản trở dòng điện khi có hiệu điện thế đặt vào mạch! 

    Tuy nhiên, đây là khái niệm khá mơ hồ nên không phải ai cũng hình dung ra được. Hôm nay Prosound Việt Nam sẽ giải thích về khái niệm trở kháng là gì?  Và cách dùng trở kháng phù hợp nhất cho dàn âm thanh gia đình hay chuyên nghiệp để quý khách có thể hiểu hơn nhé.

    Tổng quan về trở kháng của loa

    Tổng quan về trở kháng của loa

        Trở kháng có ký hiệu được thế giới quy ước là Z và được đo bằng đơn vị ohm – ( ký hiệu là Ω) Đặc biệt đây còn là đại lượng mở rộng của điện trở cho dòng xoay chiều cũng như 1 chiều!

    Trở kháng cũng chính là một trong số những thông số được quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực thiết bị âm thanh bỏi vì sự hiểu biết về đại lượng này là rất cần thiết khi muốn lựa chọn một sản phẩm như ý! Khi phối ghép chuẩn, dàn âm thanh của bạn sẽ có công suất đúng như nhà sản xuất và nâng cao được tuổi thọ, tránh gây hiện tượng cháy nổ cho dàn karake! Trở kháng chính là một trong số các chỉ tiêu đầu tiên khi bạn quyết định mua 1 sản phẩm như amply hay loa.

    Trở kháng được chia thành 2 loại đó là – loa có trở kháng cao và loa có trở kháng thấp! Loa bình dân phổ thông thường được sở hữu mức trở kháng phổ biến là 4 ohm, 6 ohm, 8 ohm. Ngoài ra, trong những hệ thống âm thanh có công suất lớn, phục vụ cho nhu cầu của nhiều người như dàn âm thanh hội trường, sân khấu chuyên nghiệp, bar, pub, sự kiện ngoài trời,… thì việc phối ghép loa cũng như việc đấu nối nhiều loa cho 1 kênh cục đẩy công suất là điều không thể tránh khỏi! 

    Với 2 cách nối loa cơ bản là nối song song và nối nối tiếp nhưng cách nối ghép song song thường được ứng dụng rộng rãi hơn cả bởi trở kháng sẽ tăng lên, tương thích với hầu hết các loại cục đẩy công suất đang có trên thị trường! Vì vậy với loa cùng một công suất thì loa có trở kháng 8 ohm sẽ dễ dàng nối ghép hơn so với loa 4 ohm!

    Trở kháng có ảnh hưởng đến dàn âm thanh không?

    Trở kháng có ảnh hưởng đến dàn âm thanh không?

        Không chỉ là một thông số kĩ thuật quan trọng của loa mà chính trở kháng còn là yếu tốt quyết định khả năng phối kết với cục đẩy công suất của loa để có được chất lượng âm thanh và công suất cao nhất! Căn cứ vào dòng loa có trở kháng thấp hay cao thì dưới đây đều là những quy luật quan trọng mà bạn cần tuân thủ nhé!

        Căn cứ vào trở kháng của amply để đấu nối thiết bị. Mặc dù là với loa nào nếu tổng trở của loa nhỏ hơn trở kháng của Amply thì sẽ khiến cho Amply rơi vào trường hợp quá tải và vì thế mà tuổi thọ của cả dàn âm thanh sẽ bị giảm sút rất nhiều. Bởi lẽ khi mức tổng trở của loa nhỏ hơn Amply – công suất của loa phải tăng lên rất cao để bù lại phần công suất đó nên dễ gây ra tình trạng mất cân bằng và kết quả là hiện tượng chập cháy rất dễ dàng xảy ra!

    Theo lời khuyên của đội ngũ kĩ thuật Công ty Prosound Việt Nam có nhiều năm kinh nghiệm thì mức công suất được xem là lý tưởng của Amply đó là gấp đôi so với mức công suất liên tục của loa! 

    Trở kháng

    Nếu trường hợp không thể cho loa ở mức lý tưởng này thì bạn cũng nên chọn Amply có công suất lớn hơn công suất trung bình của loa hoặc cùng lắm là bằng nhau chứ tuyệt đối không nên chọn mức công suất nhỏ hơn công suất loa! Vì thế, để đảm bảo công suất cũng như tuổi thọ của loa, amply thì bạn cần đọc kĩ và hiểu thông số để phối ghép chuẩn nhé!

    Cách đấu nối loa thế nào cho phù hợp vs công suất

    • Cách đấu loa nối tiếp và song song

    Cách đấu loa nối tiếp và song song từ lâu đã là những cách phối ghép cơ bản giữa các thiết bị âm thanh. Muốn các loa có thể hoạt động cùng lúc với nhau hoặc bổ trợ cho nhau thì bắt buộc chúng ta phải sử dụng các cách đấu loa nối tiếp và song song này. Nhưng cụ thể cách đấu loa nối tiếp và cách đấu loa song song diễn ra như thế nào?

    Cách đấu loa nối tiếp là gì? Là kết nối từ hai loa trở lên với nhau theo quy định của các cực âm dương tương thích. Cách đấu loa nối tiếp đúng sẽ đảm bảo được: Cực dương của loa này kết nối với đầu cực âm của loa kia. Và ngược lại.

    Khi thực hiện cách đấu loa nối tiếp này chúng ta rất cần quan tâm đến tổng trở kháng của loa. Vì khi đấu nhiều loa cùng một lúc thì chắc chắn mức trở kháng sẽ tăng lên. Và để đo được mức trở kháng tăng lên như thế nào chúng ta áp dụng công thức: 

    R= R1 + R2 + … +Rn

    (Trong đó: R là ký hiệu của tổng các trở kháng loa. Còn R1, R2 đến Rn là trở kháng của từng loa)

    Bước 1: Chuẩn bị phụ kiện âm thanh phục vụ cho cách đấu loa nối tiếp. Dây loa nên chọn phải đảm bảo được chất lượng tốt để đảm bảo an toàn trong quá trình đấu loa nối tiếp. Và nên là những dây riêng để có thể đấu nối dễ dàng
    Bước 2: Bỏ bớt một lớp nhựa bọc bên ngoài của dây loa. Và chỉ giữ lại phần ruột dây loa đằng đồng bên trong. 
    Bước 3: Thực hiện cách đấu loa nối tiếp bằng cách dùng dây loa vừa loại bỏ vỉ nhữa khi nãy đấu từ cực âm của loa này đến cực dương của loa khác. Và làm tương tự với cực dương và cực âm còn lại.

    Cách đấu loa nối tiếp và song song

    • Cách đấu loa song song

    Cách đấu loa song song cũng là một cách cơ bản để phối ghép các thiết bị loa lại với nhau. Lúc này các loa được nối với nhau theo kiểu cùng cực: Cực âm nối với cực âm và cực dương nối với cực dương. Để tạo ra các dòng điện chạy ngang qua các loa và chở những dòng điện đủ để các loa hoạt động cùng lúc với nhau.

    Cách đấu loa song song

    Khi thực hiện cách đấu loa song song này chúng ta cũng nên quan tâm đến tổng trở kháng của loa. Tổng trở kháng của loa được khi thực hiện cách đấu loa song song được tính bằng công thức: 

    (1/R)2 = (1/R1)2 + (1/R2)2 + … + (1/Rn)2

    (Trong đó: R là ký hiệu của tổng các trở kháng loa. Còn R1, R2 đến Rn là trở kháng của từng loa)

    Bước 1: Chuẩn bị phụ kiện âm thanh để thực hiện cách đấu loa song song. Ví dụ 
    như: Dây kết nối,… Nên chọn dây kép để đảm bảo được kết nối hoàn hảo và đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của cách đấu loa song song này.

    Bước 2: Chúng ta nên đấu loa song song từ cực dương của loa này sang cực dương của loa khác. Và cũng đấu như thế đối với các cực âm của loa

        Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết, hi vọng khi đọc những thông tin trên bạn đã biết cách dùng trở kháng phù hợp cho dàn âm thanh của mình! Nếu quý khách còn nhiều câu hỏi khác cần được giải thích, hãy gọi đến đường dây nóng của Prosound nhé, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn nhanh và chính xác nhất!

    Bạn đọc xem nhiều