Reverb là gì? Reverb giúp gì cho karaoke?

Pro Sound Việt Nam 2 năm trước 391 lượt xem

Reverb là gì? Reverb giúp gì cho karaoke?

    Reverb là gì? Reverb giúp gì cho karaoke?

    Reverb: trong tiếng Anh có nghĩa là dội lại, vọng lại. Hiệu ứng reverb chính là sự vọng lại âm thanh giống như khi bạn nói trong phòng kín, hay trong một hang động, âm thanh sau khi phát ra sẽ gặp vật cản (tường, đồ vật…) phản xạ âm thanh làm xuất hiện âm thanh vọng lại tùy theo khoảng cách gần xa của các vật cản mà âm vọng lại nhanh hay chậm tạo lên âm thanh theo sau âm thanh gốc. Một số loại reverb điền hình theo không gian nhỏ dần: hall (hội trường), stage (sân khấu), room (phòng),…
    Như vậy, echo và reverb là các hiệu ứng mô tả không gian mang lại cảm giác về không gian, chiều sâu, độ vang vọng, mềm mại cho âm thanh, giúp người hát đỡ tốn hơi và người nghe sẽ có cảm xúc hơn.

    Ứng dụng của REVERB là gì?

    – Trong bất kỳ hệ thống âm thanh hội trường hoặc trong dàn karaoke nào chắc chắn đều phải sử dụng đến reverb để âm thanh được hay hơn, đặc biệt là xử lý tiếng micro karaoke. Có tiếng reverb sẽ giúp người hát cảm thấy giọng hát hơn rất nhiều so với chỉ có tiếng Echo thông thường. Thêm vào đó như đã phân tích ở trên, tiếng reverb nó còn tạo cảm giác được cho người nghe về không gian, cảm xúc nơi bài hát được thể hiện nên nó sẽ tạo cảm hứng hơn cho người nghe rất nhiều.

    – Vai trò cốt lõi nhất của Reverb là gắn kết các nguồn âm thanh khác nhau và đưa chúng vào cùng một không gian chung. Khi sử dụng Reverb trong chỉnh nhạc, hãy luôn luôn nhớ tới vai trò cốt lõi này để tránh đi ngược lại với mục đích của Reverb (ví dụ: tiếng người hát thì phải vang và tạo độ ấm chứ đừng tạo cái ồm ồm nghe không hay). Nếu không có reverb ta sẽ nghe thấy sẽ bài hát là một hỗn hợp âm thanh rời rạc, tách biệt và như thể không phải nằm cùng trong 1 bài nhạc hay.
    – Việc xử lý vang số sẽ rất quan trong và cần thiết nếu bạn là người đã từng dùng vang số karaoke hoặc vang cơ thì chắc chắn sẽ biết điều này. Đây là phần chỉnh “khó” và quan trọng nhất trong chỉnh micro để có được 1 bài hát hay.

    Các chế độ Reverb (Room Mode)

    Các chế độ Reverb (Room Mode)
    Chế độ Room tái hiện lại không gian của các căn phòng nhỏ với trần nhà tương đối thấp, vật liệu chủ yếu là bê tông, gỗ với bề mặt nhẵn phẳng đồng thời có rất nhiều đồ vật nên âm thanh va đập cực kỳ lộn xộn. Không gian này có thể là phòng khách, phòng ngủ, phòng thu âm hay thậm chí… phòng tắm.

    Khi nghe tiếng reverb từ phòng này, bạn sẽ thấy không gian nó không được rộng một cách rất dễ dàng. Nếu bạn setup hệ thống âm thanh karaoke cho phòng này, bạn cần lưu ý đặc biệt đến việc cách đặt loa theo không gian hiệu quả để âm thanh ra được hay và đảm bảo nhất.

    Halls Reverb – Khán phòng/Hội trường
    Đây là chế độ Reverb cho không gian rộng lớn nhất và đồng thời cũng bị lạm dụng (một cách thiếu hiểu biết) nhiều nhất bởi những người mới căn chỉnh âm thanh, đặc biệt nếu là công ty âm thanh uy tín thì sẽ rất hay phải chỉnh ở các hệ thống khán phòng có không gian rộng.

    Hãy nhớ rằng, chế độ Hall giúp bài hát của bạn như được chơi ở một không gian lớn chứ không phải nó đồng nghĩa với việc làm nhạc cụ nghe “bao la”, “lớn” hơn. Cơ bản thì so với Room reverb, hall reverb tại tạo nhiều âm thanh phản xạ tổng thể nghe có vẻ sâu hơn, ngọt ngào hơn. Nếu chỉnh không chuẩn, tiếng reverb có thể sẽ rất tù và “thừa”.

    Impulse Response

    Chamber Reverb
    Bill Putnam (người sáng lập Universal Audio) là người đã sáng tạo ra loại Chamber Reverb này năm 1947. Và sau này được sử dụng rất rộng rãi và áp dụng rất triệt để trong các dàn karaoke. Đặt một chiếc loa karaoke BMB để phát nguồn âm thanh vào một căn phòng với các tấm phản âm. Đặt tiếp 1 micro có độ nhạy cao như micro SHURE trong cùng căn phòng để thu lại âm thanh phản xạ kèm theo âm thanh gốc. Thế là bạn đã có Reverb Chamber.

    Khi sử dụng Chamber Reverb thì bạn sẽ thấy bài hát và đặc biệt là giọng hát nghe sâu hơn, như ở trong một không gian rộng lớn mà lại ít âm phản xạ ban đầu vốn dễ làm đục và “nhuộm màu” bài hát hơn. Quá tuyệt!

    Plate Reverb
    Năm 1957, Elektro-Mess-Technik (EMT) – một công ty của Đức – đã phát minh ra EMT 140 – sản phẩm cho âm thanh Plate Reverb đầu tiên trên thế giới. Đây là loại Reverb cơ khí (mechanical reverb) được tạo ra không nhằm mục tiêu để tái hiện lại bất cứ một không gian cụ thể nào.
    Cách thực hiện là, Plate Reverb được chế tạo ra bởi các tấm kim loại lớn tích điện rung động theo âm thanh/âm nhạc phát từ 1 máy biến năng được cài thẳng vào tâm của chúng. Một hoặc nhiều Pickup được gắn lên đó (thường là vào mép) sẽ hấp thụ lại rung động tạo ra từ các tấm kim loại này.

    Plate Reverb cho âm thanh dày, ấm giống căn phòng tự nhiên nhưng có chất âm cực kỳ độc đáo và các loại reverb khác không có bởi kim loại rung động rất mạnh. Plate Reverb rất thích hợp nếu bạn dùng cho những phòng karaoke có diện tích bé khoảng 25m2 như dàn karaoke này .

    Spring Reverb
    Ra đời vào những năm 60 và thịnh hành nhất vào những năm 70. Cơ chế làm việc rất đơn giản nó tương tự Plate Reverb nhưng thay các tấm kim loại tích điện bằng… lò xo. Vì lò xo chiếm ít không gian hơn các tấm kim loại!

    Spring Reverb cho âm thanh đặc trưng nghe ong ong, có chất kim khí như khi nhún và thả tay nhanh khỏi 1 chiếc lò xo. Loại reverb này thường dùng trong các hệ thống âm thanh nhà xưởng vì không gian nơi đây cũng rất rộng và cần spring Reverb để xử lý tiếng cho âm thanh hay hơn.

    Impulse Response
    Dùng Impulse Response ứng dụng trong Reverb, các bạn có thể tái hiện tất cả mọi thứ ví dụ như trong nhà quốc hội, hang động , phòng tắm hoặc thậm chí là nhà hát Opera Sydney chỉ sau 1 cú nhấp chuột mà thôi. Các bạn có thể tham khảo tổng hợp 15 phần mềm chỉnh nhạc hay nhất để có thể tự tạo cho mình những bài hát độc đáo mà chưa từng ai có nhé!

    Kể cả các dòng Equalizer vài chục triệu chỉ cần bạn dùng Impulse Response cũng có thể tái hiện nó lại 1 cách vô cùng chính xác và chân thực. Impulse Response có thể xử lý được cả các bài nhạc Lossless không hề kém bất kỳ một dòng thiết bị nào hiện nay trên thị trường.

    Bạn đọc xem nhiều