Micro condenser là gì? Phân biệt Micro condenser và Micro dynamic
Micro condenser là gì? Phân biệt Micro condenser và Micro dynamic
Micro là một thiết bị không thể thiếu trong bất kỳ một hệ thống âm thanh nào, cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ mà những dòng micro chuyên dụng cho từng nhu cầu của con người được chế tạo sản xuất nhiều hơn. Trong đó có dòng micro condenser là dòng được sử dụng rất nhiều trong các phòng thu âm. Vậy bạn có biết micro condenser là gì không? Sự khác biệt của micro condenser và micro dynamic là gì?
Micro condenser là gì?
Micro condenser hay còn được gọi là micro điện dung là loại micro có độ nhạy cực cao, khả năng bắt âm chính xác, âm sắc phát ra rất trung thực đầy đủ, không bị mất tiếng bass cho dù để ở khoảng cách xa. Micro condenser được gọi là micro tụ do chúng có cấu tạo dạng như một tụ điện. Chúng gồm một miếng chiết áp điện tức là trên bề mặt của miếng chất này sẽ xuất hiện điện tích trái dấu khi nó bị dãn hoặc nén. Một mặt của miếng chất áp này sẽ nối với vỏ nhôm mass của micro, mặt còn lại thì được nối với cực G của một mosfet, chân S của mosfet nối mass còn chân D để hở. Khi có âm thanh đến màng, trên bề mặt của miếng chấp áp điện sẽ có điện tích trái dấu hay chính là có điện áp trên nó. Điện áp này sẽ điều khiển cực G của mosfet, tại đây mosfet sẽ đảm nhiệm chức năng khuếch đại cho tín hiệu ra. Để micro condenser hoạt động thì cần nguồn cấp 9V-50V từ pin hoặc nguồn Phantom 48V của mixer.
Do cấu tạo đặc biệt của nên micro condenser thường được sử dụng trong các phòng thu âm chuyên nghiệp của ca sĩ để có chất âm tốt nhất. Ngoài ra chúng còn được sử dụng trong các buổi biểu diễn hát tốp ca, thu tiếng guitar thùng hay cả những dàn karaoke chuyên nghiệp.
Micro dynamic là gì?
Micro dynamic hay còn được gọi là micro điện động có cấu tạo tương tự như một chiếc loa với màng rung siêu mỏng được gắn với một cuộng dây đồng mảnh đặt trong khe từ trường của khối nam châm lớn. Nguyên tắc hoạt động của micro dynamic là thu nhận âm từ bên ngoài sau đó chuyển đến màng rung và chuyển rung sang cuộn dây đồng. Chính sự rung động của cuộng dây đồng trong từ trường của cuộn nam châm tạo nên dòng điện xoay chiều đến 2 đầu dây dẫn từ đó tín hiệu âm được khuếch đại lên bởi amplifier hay mixer.
Vì micro dynamic dùng hiệu ứng từ trường để hoạt động nên chúng không cần cung cấp nguồn điện ngoài để dùng. Với cấu tạo đặc trưng như vậy thì micro dynamic được sử dụng chủ yếu trong các dàn karaoke gia đình, trình diễn trên sân khấu, dàn âm thanh hội trường,… Ngoài ra do micro dynamic rất nhạy ở những dải tần cao nên thích hợp để thu âm thanh của các nhạc cụ như trống, kèm trumpet,… Loại micro này cũng rất dễ sử dụng, âm thanh cho ra mềm mại, mượt mà và mức giá bán của nó cũng mềm hơn nhiều vì thế mà đây là loại micro được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường.
Sự khác nhau giữa micro condeser và micro dynamic là gì?
Từ hai khái nhiệm micro condenser là gì và micro dynamic là gì chúng ta cũng có thể hiểu phần nào sự khác nhau cơ bản giữa chúng. Dưới đây là bảng so sánh giữa hai loại micro condenser và micro dynamic chi tiết:
Micro condenser | Micro dynamic | |
Nguyên lý hoạt động | Micro condenser hoạt động theo nguyên lý của tụ điện, khi có sóng âm thanh tác động lên màng thu sẽ tạo ra rung động trên màng từ đó chuyển hóa thành các tín hiệu số. | Micro dynamic hoạt động theo nguyên lý cảm ứng từ trong một từ trường của nam châm, khi có âm thanh tác động lên sẽ khiến lõi đồng rung sinh ra dòng điện xoay chiều chuyển hóa nó thành tín hiệu số |
Tần số đáp ứng | Micro condenser hoạt động tốt với những âm thanh nằm trong dải tần cao như guitar, piano,..
Dải tần đáp ứng rộng từ 20Hz-20kHz
|
Micro dynamic hoạt động tốt với những âm thanh có daiả tần thấp như trống, trumpet,..
Dải tần đáp ứng từ 50Hz-16kHz
|
Kích thước, đặc tính màng thu | Màng thu của micro condenser thường mỏng và nhẹ hơn do đó nó hoạt động tốt hơn ở dải tần cao cũng như có khả năng bắt âm tốt hơn, mang đến âm thanh sắc nét hơn và đó cũng là lý do micro condenser có khả năng bắt cả âm bass | Màng thu dày hơn micro condenser để có thể chịu được năng lượng lớn hơn. Do các âm thanh nằm trong dải tần thấp thường sẽ có năng nượng cao hơn các âm có tần số cao. Điều này cũng lý dải vì sao micro dynamic được dùng để thu các âm có tần số thấp. |
Năng lượng hoạt động | Khi hoạt động cần cấp nguồn năng lượng từ 9-50V cho mic hoặc nguồn phantom 48V nên micro condenser thường có độ nhạy tốt hơn. | Khác với micro condenser, dynamic tự có đủ khả năng tạo ra dòng điện nuôi chính nó nên khôgn cần cung cấp năng lượng bên ngoài nữa. |
Độ bền | Do micro condenser có màng thu rất mỏng nên chúng khá dễ bị hỏng, đặc biệt là khi gặp các âm thanh có năng lượng quá lớn hoặc khi bạn đánh rơi chúng. Mặc dù có nhiều cải tiến giúp tăng độ bền cho micro condenser những do đặc trưng cấu tạo của nó nên khó mà tránh khỏi được. | Micro dynamic có độ bền cao hơn, cho dù bạn có làm rơi một vài lần nhưng chúng vẫn có thể hoạt động bình thường lại được. Cũng chính vì vậy mà dòng micro này đươc sử dụng với số lượng nhiều hơn hẳn so với micro condenser. |
Giá cả | Micro condenser thường đắt hơn hẳn do việc chế tạo, thiết kế nó kỳ công hơn nhiều. Tuy vậy bạn vẫn có thể lựa chọn loại mic này với những mức giá vừa phải vì chúng cũng có phân khúc thấp | Micro dynamic thường rẻ hơn rất nhiều so với micro condenser. Nếu như chiếc micro tốt nhất của dòng dynamic có gái 10 triệu đồng thì chiếc micro condenser tốt nhất lại có gái lên tới vài chục triệu đồng |
Ứng dụng | Micro condenser thường được sử dụng cho các phòng thu âm chuyên nghiệp, các buổi diễn thuyết, thu âm nhạc cụ, hát đồng ca… | Micro dynamic thường được sử dụng phổ biến trong các dàn karaoke hiện nay, các sân khấu biểu diễn,… nhìn chung đa số các micro ta bắt gặp là micro dynamic. |