Lossless và Lossy?

Pro Sound Việt Nam 1 năm trước 142 lượt xem

Lossless và Lossy?

    Lossless và Lossy?

    Trong lĩnh vực nghe nhìn nói chung và âm thanh nói riêng, thuật ngữ “lossless” và “lossy” là 2 tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng của một định dạng tập tin. Các tập tin hình ảnh, âm thanh hay phim đều có thể được chuyển đổi giữa “lossless” và “lossy” tuy nhiên nếu không am hiểu tường tận về 2 tiêu chuẩn này, chúng ta có thể làm giảm đi chất lượng hoặc thậm chí làm hỏng tập tin được sử dụng

    Nội dung chính

    Vậy thì “lossless” và “lossy” là gì? Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu về thủ thuật “nén” tập tin.
    “Nén” tập tin là biện pháp làm giảm đi dung lượng của tập tin, cho phép lưu trữ được nhiều hơn và chia sẻ nhanh chóng hơn. Dung lượng tập tin quá lớn có thể gây ảnh hưởng đến các nhu cầu chia sẻ lên mạng xã hội, làm gia tăng băng thông và gây khó khăn cho người dùng sử dụng các dịch vụ mạng có giới hạn (internet giới hạn lưu lượng, kết nối mobile date, 3G…). Các tập tin nguyên gốc có dung lượng lớn thường được sử dụng trong quá trình làm việc của người dùng chuyên nghiệp chứ không quá cần thiết đối với người dùng thông thường.

    Lấy một và ví dụ đơn giản, máy ảnh hoặc smartphone khi chụp hình thường lưu lại dưới định dạng file JPEG (.JPG). Định dạng này có dung lượng nhỏ hơn nhiều so với định dạng RAW (một loại định dạng hình ảnh gốc, lưu trữ lại tất cả những thông tin chi tiết của hình chụp nên thường có dung lượng rất lớn). Khi chuyển đổi từ RAW sang JPEG, một số chi tiết của hình ảnh bị loại bỏ, từ đó làm giảm đi dung lượng của tập tin. Quá trình chuyển đổi này sử dụng thuật toán dành riêng cho hình ảnh giúp giữ lại các chi tiết chính và quan trọng nhất của hình ảnh nên mắt thường ít khi nhận ra sự thay đổi của tập tin đã chuyển đổi và tập tin gốc (điều này còn tùy thuộc vào tiêu chuẩn nén và chất lượng tùy chọn khi nén nữa, dung lượng nén cho phép càng nhỏ thì chất lượng sẽ càng kém và ngược lại).

    định dạng “lossless”

    Các định dạng lossless và lossy thường gặp
    – Định dạng hình ảnh:

    Lossless: RAW, BMP và PNG

    Lossy: JPEG và GIF

    – Định dạng âm thanh:

    Lossless: WAV, FLAC và ALAC (Apple), APE hoặc cao hơn ta có DSD

    Lossy: MP3, M4a và OGG

    – Định dạng phim:

    Lossless: Rất ít do dung lượng quá lớn, tiêu biểu gồm AVI, MPG, MPEG và VOB (DVD)

    Lossy: MKV, MP4 (H.264) và WMV

    Các định dạng lossless tuy vậy vẫn là định dạng nén, chỉ có điều chúng không loại bỏ thông tin của tập tin mà chỉ nén lại một cách thông minh hơn, vì thế dung lượng của chúng cũng lớn hơn (khoảng 3 lần trở lên) so với các định dạng lossy.

    Vậy thì “lossless” và “lossy” là gì? Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu về thủ thuật “nén” tập tin.

    Chuyển đổi lossy thành lossless được không?
    Khi chuyển đổi một định dạng từ lossless sang lossy (ví dụ rip Audio CD thành MP3, chuyển đổi FLAC thành MP3…), một phần thông tin sẽ bị loại bỏ để có thể giảm dung lượng tập tin một cách hiệu quả nhất. Phần thông tin này sẽ bị mất đi hoàn toàn trong tập tin đã chuyển đổi. Vì vậy nếu chúng ta convert ngược từ lossy sang lossless, ví dụ từ MP3 sang FLAC, kết quả sẽ là một tập tin FLAC có dung lượng lớn nhưng chỉ có chất lượng tương đương với tập tin gốc MP3. Phần thông tin đã mất đi trong tập tin MP3 sẽ không thể “có lại” như trước khi chuyển đổi lossless sang lossy.

    Chuyển đổi lossy thành lossless đã thế, chuyển đổi từ lossy sang lossy còn cho kết quả kém hơn. Cứ mỗi lần chuyển đổi, thuật toán mã hóa lại cắt bỏ một phần thông tin từ tập tin gốc, từ đó làm cho tập tin kết quả có chất lượng ngày càng kém hơn. Tuy nhiên chuyển đổi từ lossless sang lossless thì lại khác, nếu chúng ta rip CD thành FLAC, những tập tin FLAC này sẽ có chất lượng y như CD gốc, và những tập tin MP3 được chuyển đổi từ các tập tin FLAC trên cũng sẽ mang chất lượng y như được rip từ CD.

    Định dạng nào là tốt nhất?
    Mỗi loại định dạng “lossless” hay “lossy” đều có thể được sử dụng hiệu quả trong các điều kiện đòi hỏi nhất định. Nếu dung lượng lưu trữ cho phép, dĩ nhiên bạn nên chọn các định dạng lossless như FLAC hay ALAC để trải nghiệm âm nhạc của mình được trọn vẹn nhất, còn nếu thường xuyên sử dụng máy nghe nhạc cầm tay với dung lượng lưu trữ hạn chế, MP3 sẽ là lựa chọn tiện lợi hơn cả. Điều quan trọng là chúng ta cần chấp nhận thực tế, đòi hỏi chất lượng tập tin tốt sẽ yêu cầu dung lượng lưu trữ cao và ngược lại.

    Bạn đọc xem nhiều