LOA SUB LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ LOA SUB?
LOA SUB LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ LOA SUB?
1. Loa sub là gì? Cấu tạo của loa sub
Loa subwoofer hay còn gọi là loa sub hay loa siêu trầm ra đời từ những năm 1960 nhằm mục đích tạo ra tần âm thấp nhất từ đó người nghe có thể nghe những chất âm ngọt, đằm thắm với thiết kế theo phong cách riêng biệt. Loa sub có hoạt động riêng biệt với chức năng tạo ra âm thanh ở tần số thấp từ 20 – 200Hz (âm bass), âm thanh sẽ cho ra chất lượng mạnh mẽ. Khi sử dụng đúng loa sub này tích hợp với dàn âm thanh sẽ cải thiện được chất lượng của hệ thống âm thanh. Độ sâu và chiều rộng cho âm trường của âm thanh tốt hơn và có thể giảm bớt những tiếng nặng.
Bass của loa thường có 3 loại: loa sub có 1 bass người ta hay gọi là sub đơn (hay là trầm đơn); sub có 2 bass người ta thường gọi là sub kép (hay là trầm kép). Còn nếu sub có nhiều bass trên một loa người ta thường gọi là sub dạng mảng…
Loa sở hữu thiết kế khá đa dạng, tùy từng loại dòng loa sẽ có những chất liệu khác nhau.
2. Công dụng của loa siêu trầm
Với sự phổ biến trong hệ thống âm thanh rạp hát, sân khấu và dàn karaoke gia đình, các loại loa này chịu trách nhiệm các kênh tiếng khác nhau: kênh trung tâm, kênh hiệu ứng surround,… việc sử dụng loa tái tạo tiếng bass trong dàn âm thanh là điều cần thiết.
Loa sub sẽ hỗ trợ âm trầm âm thanh sẽ ấm hơn , tiếng bass sẽ sâu hơn và dày tiếng hơn giúp âm thanh chân thật, micro sẽ nhạy và hay hơn.
Trong đó, tiếng bass luôn là âm thanh hay nhất trong hệ thống âm thanh nghe nhạc, loa sub đóng vai trò quan trọng trong việc giúp truyền tải trọn vẹn đầy đủ hết những cung bậc âm thanh của bản nhạc đang phát giúp bản nhạc mạnh mẽ, uy lực hơn, mà lại mềm mại, sâu lắng hơn nhờ có tần số thấp từ 20 Hz – 200 Hz.
3. Phân loại loa sub (loa siêu trầm)
- Dựa vào đặc tính kỹ thuật: Loa siêu trầm được phân chia thành 2 loại dựa theo công suất loa đó là loa sub chủ động (sub điện) và loa sub bị động (sub hơi).
– Loa sub chủ động (sub điện): Loa sub chủ động là loại tích hợp kết nối với hệ thống amply riêng ở ngay bên trong để tạo ra tín hiệu âm bass. Người ta thường sử dụng loa sub trong trường hợp amply và receiver trong hệ thống âm thanh không đáp ứng điều kiện để tạo ra âm bass. Điều đặc biệt là bạn có thể kết nối loa sub chủ động với hệ thống âm thanh mà không cần đến dây cáp. Loa sub điện được sản xuất và thiết kế sẵn mạch công suất trong, bạn không cần phải kết nối chúng với amply chỉ cần kết nối tín hiệu âm thanh với đầu vào là có thể sử dụng.
– Loa sub bị động – sub hơi: Loa sub bị động là loại loa không tích hợp kết nối với hệ thống amply bên trong, cần bổ sung thêm một amply rời hay công suất đi kèm để cung cấp thêm tín hiệu âm thanh. Khi sử dụng loa hơi thì bạn cần chuẩn bị và kết nối cầu kỳ hơn loa điện.
- Dựa vào chi tiết về phân loại loa:
– Loa sub đẳng áp: Đây là tên gọi chỉ những loại loa sub được thiết kế với 2 loa thành phần bên nhau đấu đầu vào nhau. Các sóng âm khi đó sẽ va chạm lẫn nhau trong một không gian rất nhỏ, cộng hưởng để tạo nên những tiếng bass cực mạnh. Chính vì thế mà đây là kiểu loa sub thường được dùng phổ biến tại các sân khấu, quán bar hay sử dụng các loại nhạc dance mạnh mẽ.
– Loa sub liền hộp: Đây là loại loa sub được thiết kế như một chiếc loa thùng chúng ta thường gặp, nguyên khối hộp kín và chỉ có một đường tiếng để âm thanh thoát ra ngoài.
– Loa sub có lỗ: Kiểu thiết kế này tương đối phổ biến với những loại loa sub hiện có trên thị trường, với một lỗ nhỏ ở dưới đường tiếng. Thiết kế kiểu này giúp cho loa sub có thể trình diễn được những nốt thấp hơn, tạo được hiệu ứng âm thanh lan tỏa, giúp người nghe có cảm giác hay hơn.
4. Mẹo chọn mua loa siêu trầm đúng cách
- Lựa chọn kích thước củ loa phù hợp:
Việc lựa chọn kích thước củ loa sẽ phản ảnh về chất lượng độ sâu mà tiếng trầm phát ra. Nếu bạn dùng để coi phim thì nên ưu tiên lựa chọn củ loa có kích thước trên 15 inch. Những tiếng trầm sẽ được đẩy xuống thấp vì vậy khi nghe nhạc bạn sẽ không nghe được tiếng trầm.
Nếu bạn muốn mua loa để trong gia đình hát karaoke hay karaoke kinh doanh với diện tích phòng trung bình thì bạn nên lựa chọn củ loa có kích thước từ 10 – 12 inch.
- Đảm bảo tính hài hòa của loa siêu trầm và toàn bộ hệ thống:
Bạn nên kiểm tra độ hài hòa của loa siêu trầm với bộ loa khác trong hệ thống trong dàn karaoke trong gia đình để tránh những lãng phí, không phát huy tác dụng cho loa siêu trầm.
Ví dụ: Loa siêu trầm có dải tần số 40Hz mà dàn loa của bạn chỉ có dải tần số 45Hz thì sẽ gây lãng phí tác dụng của loa siêu trầm. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng loa có dải tần số 65Hz sẽ tạo hệ thống âm thanh khác biệt.
- Mua trọn bộ hệ thống loa từ một nhà sản xuất:
Khi bạn mua trọn bộ hệ thống loa từ một nhà sản xuất chắc chắn sẽ tạo ra sự hài hòa loa sub với hệ thống âm thanh khác, có thể dễ dàng tương tác với nhau.
Nếu bạn lựa chọn thì nên cân nhắc lựa chọn loa theo loa sub. Nếu bạn sử dụng loa sub hơi thì bạn nên chú ý hơn tới công suất của amply và nên lựa chọn công suất của amply lớn hơn công suất của loa sub.
Như vậy, sẽ đảm bảo được hệ thống hoạt động của loa đồng đều tạo ra âm bass tròn, đầy và trong trẻo. Trong trường hợp, bạn chưa có kinh nghiệm mua loa sub thì bạn nên lựa chọn là sub điện dễ đạt được hiệu quả khi sử dụng.
- Cách lắp đặt loa sub sao cho âm thanh hay nhất
Mục đích của loa sub để người nghe có thể có tiếng bass đầy đặn hơn, vì vậy bạn nên tìm vị trí sao cho âm bass của loa phù hợp và hài hòa với hệ thống âm thanh khác đặc biệt là bộ loa. Bạn nên đặt cách mặt đất khoảng 30cm đến 40cm bởi độ cao như vậy mới có thể phát huy được khả năng của loa.
Bạn nên đặt loa trầm không quá xa 2 loa trái phải. Với những loa sub có đường kính dưới 20cm thường được lựa chọn đặt gần loa chính với khoảng cách từ 0.9 – 1.2m có thể hoạt động hiệu quả nhất.
Nếu bạn đặt quá xa loa chính thì âm bass sẽ không phát huy hiệu quả dẫn đến âm thanh rời rạc và thiếu kết nối.
Khi tìm vị trí đặt loa sub, bạn nên vặn volume to để dễ dàng hơn trong việc tìm điểm nào cho âm bass lớn, nhưng các dải âm còn lại vẫn giàu chi tiết. Vì nếu việc lắp đặt không đúng có thể dẫn đến tiếng sẽ trở nên nặng nề và gượng gạo.