Hướng dẫn phân biệt giữa loa active và loa passive

Pro Sound Việt Nam 2 năm trước 314 lượt xem

Hướng dẫn phân biệt giữa loa active và loa passive

     

    Hướng dẫn phân biệt giữa loa active và loa passive

    Bạn chuẩn bị mua loa nhưng đang không biết loa Active (loa chủ động) và loa Passive (loa thụ động) khác nhau như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa loa Active và loa Passive để đưa ra lựa chọn đúng với nhu cầu của bạn nhé!

    Nội dung chính

    Loa active là gì?

    Loa Active (còn được gọi là loa điện, loa tích hợp amplifier bên trong). Phía mặt sau thường có gắn một bảng điều khiển với các núm hiệu chỉnh, cùng cổng cắm dây nguồn điện. Có loại dây nguồn điện được gắn trực tiếp vào bảng điều khiển phía sau. Một số loa có tay cầm dạng kéo để tiện di chuyển. Loa Active có hệ số công suất tích hợp sẵn nhằm đáp ứng cho duy nhất 1 loa đã mặc định.Tuy nhiên, vẫn có trường hợp để giảm giá thành và phương thức lắp đặt mà có trường hợp đặc biệt. Nhà sản xuất sẽ đặt một mạch công suất trong 1 loa chủ và trong khoảng cách của các loa sẽ dẫn truyền tới các loa vệ tinh bằng hệ thống dây nối.

    loa active

     

    Loa passive là gì?

    Loa Passive là dòng loa không tích hợp sẵn công suất bên trong loa. Nó khác với dòng loa Active là khi hoạt động, nó cần phải có amplifier rời để kéo và phát âm thanh khi chơi nhạc hay biểu diễn.

    Loa Passive hay còn gọi là loa thường, loa không tích hợp amplifier (công suất) sẵn bên trong loa. Phía sau loa chỉ có cổng kết nối jack loa.

    Là dòng loa chỉ được nhà sản xuất thiết kế với hệ thống loa Bass và loa Treble và không được khuếch đại, khi đó muốn loa phát ra tiếng người sử dụng phải dụng thêm hệ thống công suất rời hay còn gọi là Main hay Amplifier

    So sánh loa active và loa passive?

    Ưu điểm của loa active là như thế nào?

    Khi được tích hợp sẵn một hệ thống mạch công suất có sẵn trong loa lúc đó người sử dụng không phải tốn công đấu nối những dây dẫn từ loa tới thiết bị chỉnh hoặc bả quản ở ngoài điều kiện tự nhiên qua đó sẽ tiết kiệm được không gian , dễ dàng vận hành và sử dụng khi được lắp đặt một cách có hệ thống.

    Bên cạnh đó loa active sẽ là sự lựa chọn cho những nhà chơi âm thanh không chuyên khi không cần phải suy nghĩ phải lựa chọn công suất nào phù hợp cho hệ thống loa của mình và cũng tránh ảnh hưởng tới tình trạng hư hao công suất.

    Nhược điểm lớn nhất của loa active là nằm ở chổ cách kết nối hệ thống thường là mạch điện tử nên khi có những vấn đề hư tổn nhỏ đối với người sử dụng không chuyên điện tử khó có thể xử lý sự cố qua đó cách khắc phục sẽ phức tạp hơn.

    Ưu điểm của loa passive

    Loa Passive có cách vận hành  rất dễ dàng làm cho người điều khiển có thể quản lý được tất cả hệ thống tại một khu vực đã setup sẵn, qua đó sẽ dễ bảo quản thiết bị phát hiện nhanh chóng các sự cố có thể xảy ra khi vận hành hệ thống,

    Nhược điểm của dòng loa  này là  người sử dụng phải tính toán thật kỹ lưỡng các thống số kỹ thuật của hệ thống loa qua đó mới lựa chọn được hệ thống công suất khếch đại phù hợp cho hệ thống loa của mình nhằm tránh tình trạng nếu hệ thống công suất nhỏ hơn sẽ là hư hỏng hệ thống công suất , hoặc khi hệ thống công suất lớn hơn sẽ làm hại ngược lại hệ thống loa.

    loa passive

    Cách kết nối loa passive và loa active

    Hướng dẫn kết nối loa Active

    Với hệ thống âm thanh sử dụng loa Active, 1 trong 2 loa sẽ có cổng cắm để kết nối đến nguồn phát (đầu CD, PC, smartphone, turntable…) bằng cable RCA/digital. Hai loa sẽ kết nối với nhau bằng cable loa, và amplifier của loa thường được đặt cùng bên với panel chân cắm.

    Tuy nhiên cũng có các loại loa Active mà 1 trong 2 loa sẽ có cổng cắm để kết nối đến nguồn phát (đầu CD, PC, smartphone, turntable…) bằng cable RCA/digital. Hai loa sẽ kết nối với nhau qua các kết nối như RCA, XLR, chứ không sử dụng dây loa. Đây là do 2 bên loa có mạch amplifier riêng biệt.

    Hướng dẫn kết nối Loa Passive

    Trong 1 hệ thống âm thanh sử dụng loa passive, chúng ta sẽ kết nối loa đến amplifier/receiver bằng cable loa, sau đó tiếp tục cắm amplifier/receiver vào nguồn phát (đầu CD, PC, smartphone, turntable…) bằng cable RCA/digital.

    Bạn đọc xem nhiều