Hi-Fi là gì? Điểm khác biệt giữa Hi-Fi và Hi-end

Pro Sound Việt Nam 2 năm trước 350 lượt xem

Hi-Fi là gì? Điểm khác biệt giữa Hi-Fi và Hi-end

    Hi-Fi là gì? Điểm khác biệt giữa Hi-Fi và Hi-end

    Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã và đang dần làm thay đổi bộ mặt của sự phát triển không chỉ ở các thiết bị âm thanh mà còn cả các thuật ngữ chuyên ngành liên quan. Không phải khách hàng nào cũng có những hiểu biết nhất định về kiến thức âm thanh, rất nhiều dấu chấm hỏi được đặt ra: Hi-fi là gì? Hifi và Hi-End có gì khác nhau?

    Ở bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thắc mắc xoay quanh thuật ngữ Hi-fi và Hi-end mà các bạn thắc mắc bấy lâu nay, cùng đọc và tham khảo nhé.

    Nội dung chính


    Hi-Fi là gì?
    Hi-Fi là từ viết tắt của “high fidelity”, có nghĩa là độ chân thực cao. Khi nói “âm thanh Hi-Fi” tức là âm thanh có độ chân thực cao, sống động, không bị méo âm hoặc bị lẫn tạp âm và gần như không có gì khác so với âm thanh gốc.

    Âm thanh khi phát ra từ nguồn, được truyền qua các thiết bị như: micro, amplifier, cục đẩy công suất, loa,… đều sẽ bị biến đổi ít nhiều, bị lẫn tạp âm, tiếng ồn, bị biến dạng, giảm chất lượng,… không còn giống hoàn toàn với âm thanh ban đầu nữa.

    Do đó, người ta sử dụng Hi-Fi để đánh giá mức độ chân thực của âm thanh, Hi-Fi càng cao tức là âm thanh càng hay và chân thực, giống với âm thanh gốc phát ra từ nguồn.

    Hi-Fi và Hi-End có gì khác nhau?

    Hi-Fi và Hi-End có gì khác nhau?
    Rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa Hi-Fi và Hi-End do phát âm gần giống nhau và vì đều thường được dùng khi nói về các thiết bị âm thanh nên người dùng, đặc biệt là những người có vốn từ tiếng Anh hạn chế, sẽ thường đánh đồng hai từ này với nhau. Trên thực tế, Hi-Fi và Hi-End là hai từ hoàn toàn khác nhau, được dùng để nói về các đối tượng khác nhau:

    – Hi-Fi được dùng để nói về độ chân thực của âm thanh, thể hiện tính chất của âm thanh.

    – Hi-End được dùng để nói về chủng loại, mức giá của thiết bị âm thanh, thể hiện mức độ cao cấp (đắt tiền) của thiết bị âm thanh.

    Như vậy, cả Hi-Fi và Hi-End đều ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh, tuy nhiên, âm thanh phải có Hi-Fi (độ chân thực) trước thì mới có thể dùng các thiết bị Hi-End (cao cấp, đắt tiền) để làm cho nó hay hơn, sinh động hơn, chất lượng hơn được.
    Một số yếu tố ảnh hưởng đến âm thanh Hi-Fi:
    Âm sắc
    Âm sắc là “màu sắc” của âm thanh, giọng hát của con người có thể trong trẻo, mượt mà hoặc sâu lắng, ấm áp,… nó được gọi là màu sắc của âm thanh. Âm sắc là yếu tố căn bản giúp tai nghe cảm nhận và phân biệt âm thanh phát ra giữa các nguồn phát khác nhau như: con người hay nhạc cụ (piano, organ, guitar,…) do mỗi một nguồn tạo ra âm thanh khác nhau sẽ có những màu sắc âm thanh khác nhau. Một thiết bị âm thanh phản ánh được càng giống âm thanh và màu sắc âm thanh gốc sẽ cho người nghe cảm nhận dễ dàng, nhận biết được chính xác âm thanh phát ra từ nguồn nào thì có độ chân thực cao và được đánh giá chất lượng tốt hơn.

    Mật độ âm thanh
    Mật độ âm thanh được hiểu đơn giản là độ dày của âm thanh. Một thiết bị âm thanh được cung cấp nguồn điện đủ lớn, tái tạo được dải âm rộng, thể hiện được độ dày của âm thanh sẽ giúp tạo ra được âm thanh giàu nội lực, sinh động và chân thực hơn.

    Độ tương thích của các thiết bị trong dàn âm thanh

    Tầng âm và trường âm
    Tầng âm (tức sound stage) là độ sâu tầng lớp âm thanh trong không gian, cho ta nhận biết cách sắp xếp và bố trí các nhạc cụ và nhạc công thể hiện âm thanh phát ra hay nhất.

    Trường âm (tức sound field) là độ rộng của không gian âm thanh, cho ta có những nhận biết về độ vang, độ rộng hay hẹp và kết cấu kiến trúc của phòng hát.

    Tầng âm và trường âm là hai yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng âm thanh, do đó, bạn luôn phải lưu ý để điều chỉnh và sắp xếp sao cho hợp lý, để âm thanh phát ra được hay nhất, giống với âm thanh thực nhất.

    Sự ổn định về không gian của âm thanh
    Từ ảnh hưởng của yếu tố “tầng âm” ta có thể thấy mức độ quan trọng của sự ổn định về không gian đến chất lượng âm thanh. Khi thay đổi vị trí ngồi của nhạc công, hay cách bố trí các nhạc cụ, vị trí của người nghe… đều sẽ làm thay đổi tầng âm. Do vậy, để âm thanh phát ra thực sự chất lượng và có Hi-Fi cao thì việc lựa chọn phòng nghe nhạc cũng vô cùng quan trọng, việc bố trí các thiết bị trong dàn âm thanh, đặc biệt là loa, vị trí đặt loa và hướng loa, mức độ xử lý tiêu âm trong phòng,… là những yếu tố quyết định đến độ ổn định và chân thực của âm thanh.

    Mức độ phối hợp giữa các nguồn âm
    Trong một nhóm nhiều nhạc cụ khác nhau, nếu không biết cách kết hợp về giai điệu, âm lượng và tận dụng tính chất, màu sắc âm thanh từ mỗi nhạc cụ sẽ rất dễ tạo ra một âm thanh với sự hòa trộn lộn xộn của nhiều nguồn âm khác nhau, tiếng violin có thể lấn át hết tiếng của cây piano khiến nó chìm nghỉm và người nghe hoàn toàn chỉ nghe được tiếng violin và không nghe được tiếng piano, làm cho âm thanh thiếu đi âm sắc trong trẻo và không thể hiện được sự chân thực, sống động của âm thanh.

    Độ tương thích của các thiết bị trong dàn âm thanh
    Mức độ tương thích, kết hợp ăn ý và hài hòa của các thiết bị trong dàn âm thanh cũng là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng âm thanh. Một hệ thống âm thanh cao cấp và hiện đại nhưng có các thiết bị không thể kết hợp hài hòa sẽ không phát huy được hiệu quả và tính năng của mỗi bộ phận, âm thanh phát ra vẫn bị lẫn nhiều tạp âm và những tiếng hú, rít ồn ào, khó chịu, không cho người nghe cảm nhận được những âm thanh chất lượng và chân thực.

    Cẩm nang để lựa chọn dàn âm thanh Hi-fi cực chuẩn
    – Trước khi đến cửa hàng thiết bị âm thanh, bạn nên xác định được ngân sách mà bạn muốn chi cho hệ thống âm thanh Hi-fi là bao nhiêu tiền, để từ đó có thể dễ dàng lựa chọn được thương hiệu âm thanh mà bạn hướng đến mà không mất quá nhiều thời gian.

    – Sự cạnh tranh về thị trường âm thanh khốc liệt, các thương hiệu đang dần cải tiến và thiết kế đa dạng mẫu mã sản phẩm. Vì vậy, bạn phải xác định được thể loại nhạc hay nghe là gì, từ đó sẽ dễ dàng trong việc lựa chọn công suất loa và amply, đem đến sự hoàn hảo cho không gian nghe nhạc của bạn.

    – Các yếu tố về diện tích và thiết kế không gian cũng quan trọng lắm đấy, chúng cũng góp phần cho việc lựa chọn số lượng loa, nhằm đảm bảo chất âm.

    – Các nguồn nhạc cho một hệ thống Hi-Fi thường bao gồm: một đầu ghi, một đầu CD, một radio… ( phần này chiếm khoảng 1/3 ngân sách đầu tư cho hệ thống hifi của quý vị)

    – Amplifier trong hệ thống âm thanh Hi-Fi là một công đoạn cần phải xem xét và cân nhắc kỹ. Nếu quý vị dự định nghe âm nhạc ở mức volume cao và bằng các loa lớn thì quý vị cần phải mua một amplifier với công suất đủ lớn và có công suất dự trù cũng đủ lớn để kéo nối các cặp loa với mức volume theo nhu cầu mở rộng sau này. ( Amplifier chiếm khoảng 1/3 ngân sách đầu tư cho hệ thống hifi của quý vị)

    – Hệ thống loa cho âm thanh Hi-Fi, phần này sẽ chiếm 1/3 tổng vốn ngân sách còn lại cho hệ thống của quý vị. Với nhiều kích cỡ, kiểu dáng, từ thiết kế cổ điển đến hiện đại, vì vậy quý vị sẽ có rất nhiều sự lựa chọn hệ thống loa cho âm thanh Hi-Fi.

    – Thông thường thì các loa lớn thường cho âm thanh lớn hơn và sâu hơn các loa có kích thước nhỏ. Tuy nhiên, các loa cho âm thanh Hi-Fi chỉ có thể phân phối âm thanh tốt khi được đặt trên chân đế. Việc lựa chọn chân đế là tùy thuộc vào sở thích của quý vị đối với loại nhạc và với hệ thống mà quý vị đã mua trước đó

    Bạn đọc xem nhiều