Equalizer là gì? Cách điều chỉnh Equalizer

Pro Sound Việt Nam 1 năm trước 196 lượt xem

Equalizer là gì? Cách điều chỉnh Equalizer

    Equalizer là gì? Cách điều chỉnh Equalizer

     Một trong những thiết bị cơ bản và phổ biến khi nói về âm thanh để tạo nên những bản nhạc hay đó là sử dụng Equalizer giúp điều chỉnh âm thanh phù hợp với từng loại nhạc, khán phòng… Cùng ProSound tìm hiểu rõ hơn Equalizer là gì? Công dụng và cách điều chỉnh Equalizer cực hay như thế nào nhé .

    1. Equalizer là gì?

    Equalizer (EQ) là thiết bị cân bằng tín hiệu âm thanh, giúp thay đổi chất âm khi âm thanh đi qua nó. Chúng ta thường gọi nó là bộ hòa trộn xử lí âm thanh chuyên nghiệp của các DJ.

    EQ sử dụng nhiều bộ lọc điện tử, lọc âm thanh theo nguyên lý tăng hoặc giảm tín hiệu của từng giải tần, bạn có thể điều khiển các bộ lọc này thông qua một loạt các nút bấm, núm vặn và thanh trượt. EQ lọc tạp âm, cân bằng bù trừ tần số giúp âm thanh phát ra hoàn hảo hơn, cho bạn trải nghiệm âm nhạc tuyệt vời nhất có thể.

    Bạn có thể thấy EQ ở rất nhiều thiết bị nghe nhạc như mp3, loa điện thoại, loa không dây, thậm chí thậm chí cả các dịch vụ phát trực tuyến như Spotify… hay trong các phần mềm nghe nhạc đều có tính năng cắt lọc tần số. Tuy nhiên, hiểu cách EQ hoạt động và sử dụng nó sao cho hiệu quả thì không hề đơn giản.

    2. Tại sao cần phải chỉnh Equalizer?

    Các nhà sản xuất thiết bị điện tử có ý tưởng của riêng họ về việc âm thanh nghe như thế nào, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh chất âm theo ý muốn. Equalizer giúp bạn nghe nhạc tốt hơn trong điều kiện môi trường có nhiều tạp âm hoặc trong phòng có nhiều tiếng vang không mong muốn. EQ còn giúp cắt hú nếu loa của bạn rơi vào tình trạng này.Với EQ bạn có thể cân bằng tần số của âm thanh, cắt bỏ tần số thừa hoặc thêm vào tần số thiếu. Chỉnh âm thanh cho phù hợp như tăng giảm bass hoặc treble, cho âm thanh từ các thiết bị ấm hơn, trong hơn, phù hợp từng loại nhạc như Rock, Pop, nhạc EDM,…Cắt hú cho micro.

    Equalizer là gì

    3. Cách chỉnh Equalizer

    Trước khi bắt tay vào điều chỉnh bộ tần số âm thanh Equalizer các bạn hãy nhớ rằng cách tốt nhất để điều chỉnh Equalizer là bằng tai. Nó sẽ giúp bạn tạo ra một chất lượng âm thanh tuyệt hảo cho riêng bạn mà không cần phải giống như những gì đã có sẵn.

    • EQ PRESETS

    Đây là những cài đặt được thiết lập sẵn các thông số cho phép người dùng có thể chọn để tùy chỉnh âm thanh trong từng loại nhạc như “Rock” hoặc “Jazz”, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh chỉ bằng một nút bấm mà không cần thay đổi tần số.

    Preset tuy không mang lại kết quả âm thanh chính xác nhất mà bạn muốn nghe nhưng sẽ có ích khi bạn mới học cách chỉnh EQ. Bạn có thể bắt đầu bằng những preset trước, sau đó chỉnh lại theo ý muốn.

    • PARAMETRIC EQ

    PARAMETRIC EQ là một chức năng khá khó khăn và rắc rối, nó thường được sử dụng để ghi và trộn trong các dàn âm thanh chuyên nghiệp tuy nhiên thỉnh thoảng chúng vẫn xuất hiện trong các ứng dụng dành cho loa hoặc tai nghe.

    PARAMETRIC EQ bao gồm các dải tần rộng từ 20Hz đến 20kHz cùng năm đến bảy điểm điều khiển có thể di chuyển được đặt dọc theo phổ tần. Mỗi điểm được hiển thị dọc theo trục X / Y; chiều thẳng đứng biểu thị cường độ âm thanh (tính bằng decibel), chiều ngang là tần số.

    • Giá trị Q

    Mỗi điểm trên EQ có ba giá trị có thể thay đổi được gồm: tần số chính, tăng hoặc khuếch đại tần số, băng thông của tần số. Ba giá trị này ta gọi chung là Q.

    – Tần số chính: Là tần số bạn muốn điều chỉnh, xoay núm hoặc gạt thanh trượt lên xuống để tăng giảm tần số (theo decibel) về vị trí chính xác mà bạn chọn để đạt hiệu ứng mong muốn.

    – Dải băng thông hay Q (Bandwidth) là bề rộng của tần số. Khi Q càng lớn kéo theo các tần số xung quanh càng mạnh mẽ và ngược lại.

    • LowPass (hi-cut)

    Dùng để lọc đi âm tần cao, chỉ để các âm tần thấp đi qua điểm được chọn.

    • High-Pass (low-cut)

    Dùng để lọc đi các tần thấp, chỉ để các tần cao đi qua tại điểm được chọn.

    • Shelving filter (lọc đa tần)

    Shelving filter có khả năng làm tăng hoặc giảm cường độ tín hiệu của tần số ở phạm vi rộng trên nhiều dải tần.

    Cơ chế hoạt động của Shelving Filter không làm tăng hoặc giảm tín hiệu ngay lập tức mà sẽ tăng dần dần mức độ đến mức yêu cầu, sau đó chuyển thành đường thẳng.

    • Low shelf

    Tất cả dãy tần bên phải điểm được chọn (dãy tần trầm) sẽ tăng/giảm cường độ.

    • Hi shelf

    Tất cả dãy tần bên trái điểm được chọn (dãy tần cao) sẽ tăng/giảm cường độ.

    • Peaking Filter

    Tùy chỉnh này sẽ giúp can thiệp cắt giảm/tăng cường một cách chi tiết và chính xác (theo dạng đỉnh) tại khu vực điểm được chọn vì ít ảnh hưởng các tần xung quanh. Lưu ý Peaking Filter chỉ can thiệp được điểm chọn theo dạng đỉnh nên phạm vi tác động khá hẹp.

    • Band Pass Filter

    Đây là dạng đặc biệt của Peaking Filter nhằm tăng (boost) các tần số ở phạm vi rộng.

    • Notch Filter

    Tương tự như Band Pass Filter nhưng dùng chủ yếu để lọc bỏ/ cắt giảm tần số.

    • Chức năng của các cần gạt

    25 hz-50 hz:

    – Tăng để cho các nhạc cụ tần số thấp thêm đầy đặn hơn

    – Giảm để bớt âm “um” của bass ,tăng âm bồi và để nghe tiếng bass rõ hơn trong bản Mix. Thường thực hiện với tiếng Bass to trong nhạc Rock

    Cách điều chỉnh Equalizer

    100 hz:

    – Tăng để cho các nhạc cụ tần số thấp nặng hơn

    – Tăng để cho tiếng Guitar, Snare đầy hơn

    – Tăng để cho tiếng Piano ,kèn ấm hơn

    – Giảm để bớt âm “um” của guitar và làm cho tiếng Guitar rõ hơn

    200 hz:

    – Tăng để cho giọng hát đầy đặn hơn

    – Tăng để cho tiếng guitar và trống snare đầy hơn (cứng và nặng hơn)

    – Giảm để bớt âm đục giọng hát và các nhạc cụ có tần số trung bình

    – Giảm để bớt tiếng còng của “cymbols”

    400 hz:

    – Tăng để cho tiếng Bass rõ hơn khi âm lượng ở mức nhỏ

    – Giảm để bớt âm thanh như đánh trên mặt giấy bìa cứng của các loại trống có âm vực thấp (kicks,toms)

    – Giảm để tăng không gian (ambiance) cho cymbals

    800 hz:

    – Giảm để cho tiếng bass chắc (punch) rõ hơn

    – Giảm để loại bỏ âm sắc thiếu tự nhiên của guitar (cheap sound)

    1,5 Khz:

    – Tăng để cho âm bass rõ hơn và có tiếng gẩy (pluck)

    – Giảm để loại bỏ âm thanh đục của Guitar (dullness) 3 Khz:

    – Tăng để cho âm bass có tiếng khẩy dây

    – Tăng để cho tiếng Guitar điện và thùng nghe đánh rõ hơn(more attack)

    – Tăng để cho phần âm thấp của Piano nghe rõ hơn

    – Tăng để cho giọng hát rõ và cứng hơn

    – Giảm để tăng tiếng gió,âm nhẹ của giọng hát nền

    – Giảm để che giọng hát,tiếng Guitar bị lạc giọng

    5 Khz:

    – Tăng để cho giọng hát rõ hơn

    – Tăng tần số thấp của tiếng trống kick ,toms nghe rõ hơn(low frequency drum attack)

    – Tăng để cho tiếng bass có â m thanh ngón tay rõ hơn(finger sound)

    – Giảm để cho giọng hát nền nghe xa hơn

    – Giảm để làm dịu tiếng Guitar mỏng

    7 Khz:

    – Tăng để cho tiếng trông thếm chắc hơn,thêm âm thanh metal

    – Tăng để bộ gõ nghe rõ hơn

    – Tăng đối với giọng hát đục

    – Giảm để bớt âm xì” của giong jhát

    – Tăng để thêm sắc cho sythnersizer,gui tar thùng,gui tar và piano

    10 Khz:

    – Tăng làm cho giọng hát trong sáng hơn

    – Tăng để nghe piano và guitar thùng sáng thêm

    – Tăng để tiếng symbal nghe cứng hơn

    16 Khz-20Khz:

    – Giảm từ 0 dB trở xuống cho bớt tiếng hú

    Bạn đọc xem nhiều