Dùng Equalizer để tùy chỉnh âm thanh theo gu nghe cá nhân
Dùng Equalizer để tùy chỉnh âm thanh theo gu nghe cá nhân
EQ là từ viết tắt của quá trình “equalizer” để tùy biến cân bằng giữa các dải tần trong tín hiệu âm thanh, từ đó mang đến chất âm phù hợp với từng gu nghe khác nhau. Ở các thiết bị âm thanh thông dụng ví dụ như máy nghe nhạc, amplifier, preamplifier, “tùy biến EQ” chính là thao tác điều chỉnh âm bass hoặc treble, loudness on/off có trên máy, trong khi với các phần mềm nghe nhạc thì đây là giao diện tùy biến với các thanh trượt đại diện cho mỗi dải tần riêng biệt. Bộ chỉnh EQ càng cho phép Fiio M11 và 1 app khác trên iPhone để làm minh họa
Cách điều chỉnh EQ
Có 2 cách để tùy biến EQ dễ dàng cho người mới bắt đầu. Cách thứ nhất là xem trong mục setting của máy nghe nhạc, thường thì hãng sẽ để sẵn các preset mặc định cho từng dòng nhạc khác nhau. Đây là cách phổ thông nhất, ta nghe nhạc gì nhiều thì ta chọn nhạc đó
Cách thứ 2 là dùng tay điều chỉnh các thanh volume cho từng dải âm khác nhau. Cách thanh EQ đại diện cho các tần số âm thanh khác nhau, do đó việc ta kéo đẩy núm volume chính là để tăng/giảm cường độ của tần số ta mong muốn. “Tăng” gọi là “Boosting”, và “giảm” gọi là “Cutting”.
– Ta thích bass, ta sẽ tăng các âm từ 250Hz đổ xuống tới 20Hz (kick drum, guitar bass, bass drop).
– Ta thích treble, ta đẩy các thanh từ 6kHz trở lên (cymbal, snare, chuông)
– Đoạn từ 250Hz – 5kHz là trung âm (low mid, mid và high mid), tăng hay giảm khoảng tần số này tạo ra tác động trực tiếp đến vocal, không gian trình diễn và độ sống động, sự hài hòa của các bài nhạc.
Những điều cần lưu ý
– Nên nhớ là EQ là sự “cộng tác” của các dải âm với nhau, khi bạn tăng/giảm treble thì bạn cũng có thể tăng/giảm bass để tìm ra kiểu âm phù hợp với tai nghe và tai bạn nhất.
– Boosting quá nhiều sẽ gây ra méo tiếng và làm mất đi các chi tiết của bài nhạc, đôi khi còn gây ra các lỗi về phase (nhất là với âm trầm).
– Bạn cũng nên chú ý lắng nghe các thay đổi khi chỉnh EQ để gia giảm cho phù hợp với cảm nhận của bản thân. Đừng máy móc chỉnh theo một hướng dẫn chung chung nào vì cảm nhận âm thanh ở mỗi người đều khác nhau.
– Thay vì cố gắng chỉnh tất cả các dải tần để nghe cho hay hơn, bạn chỉ nên chú ý đến dải tần mà mình không vừa ý và tập trung vào nó. Làm như vậy sẽ giúp ta chỉnh sửa ít nhất có thể mà hầu như vẫn đạt được kết quả phù hợp với nhu cầu nghe của mình.
– Tận dụng digital filter:
Các bản thu pop rock thời kỳ đầu tiên của âm thanh kỹ thuật số thường hay có khuyết điểm là nghe chói gắt, mỏng và căng thẳng do thời đó người ta chưa phát triển các thuật toán aliasing filter. Ngày ngay chúng ta đã có các digital filter chất lượng cao để lọc âm sắc, tuy không có kết quả rõ rệt nhưng nó sẽ làm cho tiếng bớt khó chịu hơn
– Low-pass filter để lọc bớt các âm cao hơn 20 kHz
– High-pass filter để lọc đi các âm dưới ~ 20 Hz