Bluetooth là gì? Tiện ích của Bluetooth

Pro Sound Việt Nam 1 năm trước 149 lượt xem

Bluetooth là gì? Tiện ích của Bluetooth

    Bluetooth là gì? Tiện ích của Bluetooth

    Trong thời đại công nghệ hiện nay, những thiết bị tích hợp Bluetooth như điện thoại, máy tính, tai nghe, loa nghe nhạc… đã quá quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên, công nghệ Bluetooth là gì, có tác dụng thế nào và hoạt động ra sao thì không phải ai cũng nắm rõ. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về công nghệ này nhé!

    Bluetooth là sự trao đổi dữ liệu không dây tầm gần giữa các thiết bị điện tử. Công nghệ này hỗ trợ việc truyền dữ liệu qua các khoảng cách ngắn giữa các thiết bị di động như điện thoại di động, tablet, laptop với nhau và với thiết bị cố định mà không cần một sợi cáp để truyền tải.

    Bluetooth sử dụng sóng Radio tần số 2.4GHz. Tuy sử dụng cùng tần số với công nghệ Wifi nhưng chúng không hề xung đột với nhau vì Bluetooth sử dụng tần số có bước sóng ngắn hơn.

    Bluetooth là một chuẩn điện tử, điều đó có nghĩa là các hãng sản xuất muốn có đặc tính này trong sản phẩm thì họ phải tuân theo các yêu cầu chuẩn của Bluetooth cho sản phẩm của mình. Những chỉ tiêu kỹ thuật này bảo đảm cho các thiết bị có thể nhận ra và tương tác với nhau khi sử dụng công nghệ Bluetooth.

    2. Các chuẩn kết nối

    Bluetooth v1.0 và v1.0B
    Phiên bản 1.0 và 1.0B có rất nhiều vấn đề và khiến các nhà sản xuất gặp khó khăn để làm cho sản phẩm của mình tương thích.

    Bluetooth v1.1
    Được phê chuẩn với tên gọi IEEE Standard 802.15.1-2002, các lỗi của phiên bản 1.0B được sửa chữa, thêm khả năng tiếp nhận các kênh không mã hóa và có thể thông báo sức mạnh tín hiệu.

    Bluetooth v1.2
    Các cải tiến chính bao gồm tăng tốc quy trình tìm kiếm và kết nối với thiết bị, cải tiến về tần số để tránh nhiễu, tốc độ truyền tải cao hơn so với v1.1 (tăng lên 721kbit/s), mở rộng kết nối đồng bộ và cải thiện chất lượng âm thanh, được phê chuẩn với tên gọi IEEE Standard 802.15.1-2005.

    Bluetooth v2.0 + EDR

    Phiên bản Bluetooth này ra mắt vào năm 2004 với việc ra đời Enhanced Data Rate (EDR – Cải thiện Tốc độ Dữ liệu) để truyển tải dữ liệu nhanh hơn. Tốc độ dữ liệu lý thuyết khoảng 3Mbit/s, trong khi tốc độ thực tế 2,1 Mbit/s. Ngoài ra, EDR còn cho phép tiết kiệm năng lượng của thiết bị. Tên gọi “Bluetooth v2.0 + EDR” ngụ ý rằng EDR là tính năng tùy chọn, các sản phẩm không hỗ trợ EDR thường ghi “Bluetooth v2.0” hoặc thậm chí là “Bluetooth v2.0 without EDR” trên bảng thông số kỹ thuật.

    Bluetooth v2.1 + EDR
    Ngày 26/7/2007, Bluetooth SIG đưa ra đặc điểm kỹ thuật chính cho phiên bản 2.1 + EDR: Cho phép ghép nối bảo mật đơn giản để giúp các thiết bị Bluetooth tương tác tốt hơn, nhằm cải thiện việc sử dụng và bảo mật, cũng như giảm điện năng tiêu thụ ở chế độ tiêu thụ ít năng lượng

    Bluetooth v3.0 + HS

    Phiên bản Bluetooth 3.0 + HS được Bluetooth SIG công bố ngày 21/4/2009. Về mặt lý thuyết chuẩn kết nối này có thể cung cấp đường truyền dữ liệu với tốc độ lên đến 24Mbit/s, tuy nhiên không phải qua kênh Bluetooth. Thay vào đó, Bluetooth thiết lập kênh kết nối và dữ liệu tốc độ nhanh được truyền tải qua kết nối 802.11. Thiết bị Bluetooth không có hậu tố “+HS” (High Speed – Tốc độ cao) sẽ không hỗ trợ truyền tải dữ liệu tốc độ cao mà chỉ đảm bảo các tiêu chuẩn truyền thống của Bluetooth.

    Bluetooth v4.0
    Bluetooth SIG hoàn tất tiêu chuẩn chính của phiên bản 4.0, với tên gọi Bluetooth Thông minh và áp dụng từ ngày 30/6/2010. Bluetooth v4.0 bao gồm Bluetooth Truyền thống, Bluetooth Tốc độ cao (HS) Và Bluetooth tiết kiệm năng lượng (LE).

    Bluetooth tiết kiệm năng lượng (Bluetooth low energy – Bluetooth LE), còn được biết đến với tên gọi Wibree, có giao thức kết nối mới nhằm nhanh chóng thiết lập liên kết đơn giản, thay thế cho giao thức truyền thống của Bluetooth v1.0 và Bluetooth v3.0 nhắm đến việc tiêu thụ ít năng lượng nhất có thể. Việc lựa chọn giữa kết nối tiết kiệm năng lượng và kết nối truyền thống (tốn năng lượng hơn) do một chip chuyên dụng xử lý.

    Bluetooth

    Bluetooth v4.1

    Bluetooth v4.1 được Bluetooth SIG công bố chính thức vào ngày 4/12/2013 nhằm cải thiện khả năng hoạt động cũng như tăng cường hỗ trợ cho kết nối LTE, tăng cường khả năng trao đổi dữ liệu tốc độ cao với dung lượng lớn và cho phép hỗ trợ cùng lúc nhiều vai trò của thiết bị.

    Bluetooth 4.1 cải thiện tình trạng chống chéo tín hiệu của Bluetooth 4.0 và mạng 4G. Bluetooth 4.1 sẽ tự động nhận diện và điều chỉnh băng tần để thực hiện tối đa sức mạnh của mình.- Khả năng kết nối thật sự thông minh: Bluetooth 4.1 cho phép các nhà sản xuất có thể xác định khoảng thời gian kết nối trở lại sau thời gian chờ trên các thiết bị của họ giúp quản lý năng lượng của nó được tốt hơn, và các thiết bị kết hợp sẽ điều chỉnh năng lượng phù hợp.- Khả năng truyền dữ liệu: Các thiết bị Bluetooth 4.1 có thể giao tiếp một cách độc lập mà không cần phải phụ thuộc vào trung tâm điều khiển.

    Bluetooth v4.2

    Chuẩn Bluetooth 4.2 được phát hành vào ngày 02/12/2014 bởi tổ chức phát triển Bluetooth (SIG) với nhiều cải tiến quan trọng về bảo mật, tốc độ và nhiều tính năng mới.

    Bluetooth 4.2 có tốc độ truyền tải dữ liệu gấp 2.5 lần so với Bluetooth 4.1. Ngoài ra dung lượng của dữ liệu truyền cũng được tăng lên giúp điện năng tiêu thụ của Bluetooth tiết kiệm hơn và ít xảy ra lỗi trong quá trình kết nối.

    Đặc biệt Bluetooth 4.2 có tính bảo mật cao hơn giúp thiết bị khó bị tấn công hơn và bạn có thể chia sẻ kết nối internet từ điện thoại đến thiết bị khác thông qua chuẩn giao tiếp cao cấp IPv6.

    Bluetooth 4.2 có thể được nâng cấp lên từ 4.0, 4.1 thông qua các bản cập nhật firmware từ nhà sản xuất thiết bị. Tuy nhiên nếu phần cứng (chip) không hỗ trợ Bluetooth 4.2 thì bạn sẽ không được hưởng tốc độ truyền dữ liệu cao của v4.2.

    Bluetooth v5.0
    Rất mạnh mẽ nếu so với người tiền nhiệm phiên bản gần nhất (Bluetooth 4.2 Low Energy), thì nhanh hơn gấp đôi với khoảng cách kết nối lớn hơn 4 lần, và có thể truyền tải lượng dữ liệu hơn đến 8 lần so với trước đây.

    Nếu các bạn muốn thông số cụ thể thì chúng ta đang nói tới tốc độ băng thông 2Mbps. Trong thực tế thì đều thể hiện tốc độ và độ ổn định của tín hiệu không dây giúp cho việc update các firmware và data upload nhanh hơn rất nhiều.

    Nhờ vào khả năng kết nối xa hơn vào khoảng 800 feet (240m) nếu không có vật cản, các loa và tai nghe không dây của bạn sẽ hoạt động được ở khoảng cách xa nguồn phát hơn rất nhiều so với Bluetooth 4.2 Low Energy. Ngoài ra còn thể áp dụng vào công nghệ mạng lưới vạn vật kết nối internet cụ thể hơn là tất cả các thiết bị trong nhà gia dụng sẽ được kết nối với nhau tới internet như Camera quan sát, tủ lạnh thông minh, smart tivi, bếp.

    Tiện ích của Bluetooth

    3. Tác dụng của Bluetooth

    Chức năng có lẽ quen thuộc nhất với mọi người khi sử dụng Bluetooth là truyền các tập tin, nhưng thực tế là nó có thể làm được nhiều hơn vậy.

    Các ứng dụng nổi bật của Bluetooth gồm:

    – Điều khiển và giao tiếp không dây giữa một điện thoại di động và tai nghe không dây.

    – Mạng không dây giữa các máy tính cá nhân trong một không gian hẹp đòi hỏi ít băng thông.

    – Giao tiếp không dây với các thiết bị vào ra của máy tính, chẳng hạn như chuột, bàn phím và máy in.

    – Thay thế các giao tiếp nối tiếp dùng dây truyền thống giữa các thiết bị đo, thiết bị định vị, thiết bị y tế, máy quét mã vạch, và các thiết bị điều khiển giao thông.

    – Thay thế các điều khiển dùng tia hồng ngoại.

    – Gửi các các tập tin qua lại các thiết bị dùng Bluetooth khác.

    – Điều khiển từ xa cho các thiết bị trò chơi điện tử.

    – Kết nối Internet cho máy tính bằng cách dùng điện thoại di động thay modem.

    4. Ưu nhược điểm của bluetooth

    Ưu điểm:

    – Thay thế hoàn toàn dây nối.

    – Hoàn toàn không nguy hại đến sức khoẻ con người.

    – Bảo mật an toàn với công nghệ mã hóa trong. Một khi kết nối được thiết lập thì khó có một thiết bị nào có thể nghe trộm hoặc lấy cắp dữ liệu.

    – Các thiết bị có thể kết nối với nhau trong vòng 20m mà không cần trực diện (hiện nay có loại Bluetooth kết nối lên đến 100m).

    – Kết nối điện thoại và tai nghe Bluetooth khiến cho việc nghe máy khi lái xe hoặc bận việc dễ dàng.

    – Giá thành rẻ.

    – Tốn ít năng lượng, chờ tốn 0.3mAh, tối đa 30mAh trong chế độ truyền dữ liệu.

    – Không gây nhiễu các thiết bị không dây khác.

    – Tính tương thích cao nên được nhiều nhà sản xuất phần cứng và phần mềm hỗ trợ.

    Nhược điểm:

    – Tốc độ thấp, khoảng 720kbps tối đa.

    – Bắt sóng kém khi có vật cản.

    – Thời gian thiết lập lâu.

    5. Các giải pháp an toàn bảo mật trong Bluetooth

    Để đảm bảo an toàn cho thiết bị người sử dụng cần lưu ý một số điều sau:

    – Chỉ mở Bluetooth khi cần thiết.

    – Giữ thiết bị ở chế độ ‘hidden’.

    – Kiểm tra định kỳ danh sách các thiết bị đã paired.

    – Nên mã hóa khi thiết lập Bluetooth với máy tính.

    – Sử dụng các phần mềm diệt virus, quét virus định kỳ.

    Bạn đọc xem nhiều