Âm sắc trong âm nhạc và cách rung giọng khi hát tại nhà

Pro Sound Việt Nam 2 năm trước 304 lượt xem

Âm sắc trong âm nhạc và cách rung giọng khi hát tại nhà

    Trong âm nhạc, âm sắc có thể được xem là màu sắc của âm thanh. Khi chúng ta nghe một dạng âm thanh nào đó, âm sắc sẽ cho chúng ta biết rõ nhạc cụ đang sử dụng.

    Âm sắc trong âm nhạc và cách rung giọng khi hát tại nhà

    Âm sắc cũng là chất giọng trong âm nhạc.
    Về mặt âm học, chất giọng gồm có 2 phần : giọng cơ bản ( tần số thấp nhất của một giọng ) và tần số cao hơn của những âm bồi hòa âm. Bộ rung ( thanh đới ) tạo ra giọng cơ bản. Bồi hòa âm được tạo ra khi bộ rung làm cho các phân tử không khí chuyển động trong bộ cộng hưởng. Giọng vang lên vì các âm bồi hòa âm trong bộ cộng hưởng tôt điểm và khuếch đại giọng cơ bản.

    Bạn đã biết có bao nhiêu chất giọng chưa ? Bạn thuộc chất giọng nào?

    Âm sắc cũng là tiêu chí để đánh giá chất lượng giọng ca sĩ, bởi thế đó là lí do vì sao có nhiều ca sĩ sở hữu những giọng hát âm sắc đặc biệt, bạn chỉ cần nghe qua là biết ca sĩ nào đang hát vì giọng của họ không lẫn đi đâu được. Và ngược lại, có những ca sĩ giọng hát bình thường, khá là mờ nhạt, không để lại ấn tượng đặc biệt. Đó là nhờ âm sắc mang lại để ca sĩ tạo được ấn tượng riêng.

    Chính vì vậy chất lượng giọng có thể được mô tả bằng từ ngữ “ âm sắc” như là sáng, tối, trong, rõ hoặc chói.

    Hệ thống cộng hưởng của giọng người chưa một loại phức tạp các hốc hay khoang không khí trong đầu và trong đó gọi là vùng giọng. Kích thước, hình thể và kẽ hở mỗi hốc ấy cũng như kết cấu của bộ cộng hưởng đều có ảnh hưởng đến chất giọng. Hiểu cách thức các bộ cộng hưởng hoạt động sẽ giúp mở rộng giới hạn của âm sắc, giọng hát diễn cảm hơn, sự phát âm dễ dàng hơn.

    CÁC BỘ CỘNG HƯỞNG
    Chất giọng được tạo ra do nhiều yếu tố kết hợp lại, bao gồm các ảnh hưởng gia đình, xã hội, vùng cũng như tùy thuộc vào kích thước và hình dạng của thanh quản và vùng giọng. Vì cơ thể của mỗi người có cấu tạo đặc điểm sinh lý riêng nên chất giọng của mỗi người cũng khác biệt. Các bộ cộng hưởng tạo ra chất giọng riêng của mỗi người gồm

    Yết hầu và miệng
    Yết hầu thường được gọi là họng, gồm có vùng nằm phía sau hốc mũi, hốc miệng và thanh quản. Hốc mũi là lối đi từ phía sau hốc mũi đến cổ họng. Hốc miệng là phần sau của cổ họng bạn thấy khi mở miệng trước kiếng. Thanh quản là cửa vào thực quản, dẫn đến dạ dày. Thực quản và miệng đều có thể co giãn là những vùng cộng hưởng lớn nhất. Bạn có thể tác động đến chất giọng bằng cách dùng hàm, má, môi và lưỡi làm thay đổi kích cỡ và hình dạng của miệng. Yết hầu cũng có thể tác động đến chất lượng giọng vì có cơ bắp và co giãn được

    Ngực
    Ngực không phải là bộ cộng hưởng hiệu quả vì nó chứa nhiều bộ phận, và thành phần gồm thớ sợi của nó hấp thu âm thanh. Những rung động bạn cảm nhận khi hát ở âm vực thấp hoặc hát lớn, thật ra là những rung động kết hợp của thanh quản và thực quản

    cách rung giọng khi hát tại nhà

    KHÁM PHÁ NGÂN VÀ RUNG GIỌNG
    Những bài hát muốn tăng thêm phần nổi bật, đi sâu vào lòng người tạo cảm hứng cho người nghe, có truyền tải được tình cảm, mượt mà hay không thì cần có những âm điệu hài hòa. Bạn có thể nghe những ca sĩ hát những câu cuối hoặc điệp khúc đều có âm điệu ngân vang dài hoặc rung.

    Giọng cộng hưởng mang theo năng lượng và âm rung rõ ràng. Trong nhạc pop, bạn có thể nghe được nhiều loại âm sắc như là sáng sủa, ấm áp, có hơi thở hoặc trong sáng. Hát được các loại âm sắc như trong nhạc pop rất là có ích. Học rung tối đa sẽ giúp bạn phát hiện âm sắc. Khi đã hát lên được với âm sắc rõ ràng, bạn vẫn không nhất thiết luôn luôn sử dụng nó. Nhưng nếu phát triển nó trước tiên, sau này đôi lúc cần bạn sẽ sử dụng nó một cách dễ dàng.

    Nhớ rằng bạn không thể tự nghe mình hát như người khác nghe bạn. Bạn nghe giọng bạn rung bên trong đầu bạn, trong khi người khác nghe giọng của bạn lan truyền trong không khí. Bạn có thể phát triển giọng rung bằng cách ghi âm để tăng hiểu biết cách nó rung.

    nhạc trịnh

    HƯỚNG DẪN CÁCH RUNG GIỌNG
    Tập trung suy nghĩ về lời ca để truyền tải cảm xúc. Nếu bạn tập trung diễn tả ý nghĩa bài ca và nắm vững ý nghĩa, bạn có thể loại bỏ rào cản cảm xúc. Vật cản cảm xúc có thể tạo ra căng thẳng vật lý che giấu giọng rung. Tưởng tượng giọng bạn rung liên tục ở răng cửa.Và đừng quên là phải thở bằng bụng, đừng bao giờ hít vào bằng mũi vì hát nốt cao rất khó. Việc luyện tập lấy hơi bằng bụng trong khoảng 30 ngày

    Bạn đọc xem nhiều