Tìm hiểu về cấu tạo của củ loa trong bộ loa âm thanh

Pro Sound Việt Nam 2 năm trước 625 lượt xem

Củ loa hay còn gọi là driver được coi là trái tim, linh hồn của bất kỳ một bộ loa nào trên thị trường. Cấu tạo bên trong của củ loa bao gồm:

    Tìm hiểu về cấu tạo của củ loa trong bộ loa âm thanh

    Loa là bộ phận không thể thiếu trong bộ dàn âm thanh. Âm thanh có hay, mượt mà hay không phụ thuộc phần lớn vào chất lượng của loa. Để hiểu rõ hơn về loa hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cấu tạo của củ loa bên trong bộ loa âm thanh qua bài viết dưới đây.

    Cấu tạo của củ loa

    cấu tạo của củ loa

    cấu tạo của củ loa

    Củ loa hay còn gọi là driver được coi là trái tim, linh hồn của bất kỳ một bộ loa nào trên thị trường. Cấu tạo bên trong của củ loa bao gồm:

    C – Cone Paper (Màng loa)

    Màng loa là bộ phận quan trọng cần có trong cấu tạo cấu tạo của loa để có thể phát ra được âm thanh. Muốn phát được âm thanh thì loa phải thay đổi áp suất không khí bằng cách gắn màng loa cho loa.

    Chất âm được phát ra có hay hay không đều phụ thuộc hoàn toàn vào chất liệu cấu tạo nên màng loa. Màng loa trên thị trường hiện nay phần lớn được làm bằng giấy, nhựa, kim loại, gỗ… Trong đó, tùy theo từng đơn vị sản xuất và nhu cầu hướng đến các đối tượng người dùng khác nhau mà chất liệu làm màng loa sẽ có sự thay đổi sao cho phù hợp.

    Màng loa là thứ quyết định chất lượng âm thanh để mang đến cảm xúc cho người nghe.  Vì vậy bạn nên lựa chọn những bộ loa chất lượng, test thử loa trước khi mua.

    D – Dây quấn

    Trong cấu tạo của loa sẽ bao gồm củ loa. Để bảo vệ cho loa thì dây quấn sẽ được cuốn quanh củ loa. Chất liệu của dây quấn thường được làm bằng đồng hoặc nhôm phủ đồng bên ngoài. Loại dây quấn bằng nhôm thì có khối lượng nhẹ hơn đồng tuy nhiên chúng lại khó hàn và có điện trở cao hơn loại dây quấn bằng đồng.

    Dây quấn thường có loại dây tròn, dây vuông và dây bầu dục. Loại được sử dụng nhiều nhất là loại dây tròn vì chúng có tiết diện lớn nhưng lại khá nặng. Thay vào đó bạn có thể sử dụng loại dây vuông, chúng có khối lượng nhẹ hơn tầm 20% so với loại dây tròn.

    E – Edge (Viền nhún)

    Viền nhún có công dụng để giữ kín hơi bên trong loa. Viền nhún không phát ra âm thanh tuy nhiên việc thay thế chúng không đúng chất liệu thì âm thanh phát ra sẽ bị ảnh hưởng, sai lệch đi ít nhiều.

    Bạn cũng có đoán được loại loa nào chơi loại nhạc nào hay nhất bằng cách nhìn viền nhún bên trong cấu tạo cấu tạo của loa. Viền gân vải dùng cho loa trầm, trung trầm. Viên mút mềm dùng loa trầm. Riêng viền cao su dày chỉ dùng cho sub điện.

    F – Frame (Khung sườn loa)

    Frame dùng để kết nối các thành phần cấu tạo thành loa lại với nhau. Frame là nơi phô diễn sự sáng tạo và độ đẳng cấp của mỗi hãng loa. Ví dụ như hãng B&W sử dụng khung sườn phía sau được làm bằng thủy tinh có hình dạng vỏ ốc để triệt tiêu hoàn toàn âm thanh từ phía sau màng loa.

    M – Magnet (Nam châm)

    Nam châm bên trong của loa có cấu tạo hình tròn, được đặt cố định ở đầu nhọn phía sau cùng của loa. Tâm của nam châm nằm thẳng hàng với tâm của cuộn dây đồng và tâm của màng loa.

    Chúng có tác dụng tạo ra lực từ tương tác với cuộn dây đồng để tạo ra những xung động âm thanh và những xung động này sẽ dao động liên tục và tác động đến màng loa để phát ra âm thanh. Một chiếc loa có khối lượng nam châm càng lớn thì loa vận hành với cường độ và năng lượng âm thanh càng cao. Đồng nghĩa với đó thì những chiếc loa có khối lượng nam châm càng lớn thì giá thành càng cao.

    Trên thị trường hiện nay có ba loại nam châm chính là: Alnocol, Ferrite và Neodymium.

    S – Spider (Màng nhện)

    Màng nhện là bộ phận hoạt động nhiều nhất bên trong củ loa. Màng nhện hoạt động như một chiếc lò xo khi nhận được tín hiệu điện. Chúng sẽ di chuyển nhanh để truyền tín hiệu và quay về vị trí cân bằng để nhận tín hiệu tiếp theo và tiếp tục truyền đi.

    Ngoài ra, màng nhện là một nhân tố quan trọng quyết định chất lượng củ loa và độ bền âm thanh của một chiếc loa theo thời gian.

    V – Voice Coil (Côn loa)

    Côn loa có cấu tạo gồm lõi kim loại ống hình trụ dùng để cuốn dây đồng xung quanh, được đặt trong khe hở từ. Thường ở những loại loa cao cấp khe hở từ khít với cuộn dây động. Khe hở càng nhỏ mật độ từ càng cao, chất lượng âm thanh càng đặc biệt.

    Lõi cuốn dây được làm từ chất liệu không từ tính, nhẹ mà cứng chắc, chịu nhiệt cao. Côn loa là bộ phận chịu nhiệt cao nên nó được phủ keo cố định với lõi kim loại để tạo được độ chắc chắn.

    Các loại củ loa phổ biến

    Có 4 loại củ loa phổ biến:

    Tweeter (treble, tweeter, HF)

    củ treble

    củ loa tweeter

    Loa tần số cao hay còn được gọi là loa treble, loa tweeter, loa HF (high-frequency). Loại củ loa này đảm nhận nhiệm vụ biểu diễn những âm cao, âm sắc của nhạc cụ và những hiệu ứng như kính vỡ…trong dải tần khoảng 2.000-20.000Hz. Những củ loa super tweeter còn có thể biểu diễn âm thanh lên đến 100.000Hz.

    Kích cỡ của tweeter khoảng 1 inch với nhiều loại vật liệu có trọng lượng nhẹ, damping thấp để làm màng loa như đồng, nhôm, titan, ma-giê, beryllim.

    Mid (loa trung, squawker)

    củ loa mid

    củ loa mid

    Loa mid hay được gọi với cái tên loa trung hay squawker. Nó phụ trách những dải âm thoại và các âm tai nghe dễ nghe thấy nhất, trong khoảng dải tần 250-2.000Hz.

    Kích cỡ của loa thường lớn hơn loa tweeter. Màng loa mid được làm từ vật liệu chủ yếu là giấy hoặc các loại plastic như polypropylene, Cobex, Bextrene, sợi Kevlar, sợi thủy tinh, sợi carbon, hoặc các kim loại trọng lượng nhẹ như nhôm, ma-giê, titan aluminium, magnesium, titanium…

    Woofer (loa trầm, loa bass)

    củ loa bass

    củ loa woofer

    Woofer hay còn gọi là loa trầm , loa bass. Woofer thường biểu diễn ở dải tần 500Hz trở xuống. Các củ loa siêu trầm thì được gọi là subwoofer, xuất hiện dưới dạng loa tách biệt.

    Woofer được thiết kế phổ biến nhất là củ loa điện động dùng nón giấy cứng hoặc các vật liệu có trọng lượng nhẹ và cứng, theo đó kèm sẵn ampli tối ưu.

    Tìm hiểu thêm: Loa Subwoofer là gì?

    Full-range (loa toàn dải)

    loa full

    củ loa full-range

    Loa full-range hay còn gọi là loa toàn dải có thể biểu diễn cả dải âm mà không cần các củ loa cao – trung – trầm riêng biệt. Theo lý thuyết dải tần đáp ứng của củ loa dài khá rộng, thường ở khoảng 20-20.000Hz. Tuy nhiên trên thực tế các củ loa full chủ yếu phụ trách phần âm cao và âm trung ở khoảng 100-20.000Hz.

    Trên đây là bài viết về cấu tạo của củ loa trong bộ loa âm thanh. Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết của ProSound.

    Bạn đọc xem nhiều