Những Tiêu Chí Đánh Giá Chất Lượng Âm Thanh

Pro Sound Việt Nam 2 năm trước 422 lượt xem

Những Tiêu Chí Đánh Giá Chất Lượng Âm Thanh

    Là người dùng âm thanh đang bắt đầu tìm hiểu về các sản phẩm, tin tức công nghệ, những thiết bị âm thanh chắc hẳn bạn không ít lần bối rối khi đọc những thông số khái niệm chuyên ngành nhà sản xuất kèm theo. Trong bài viết này, PRO-Sound sẽ tổng hợp chia sẻ cho bạn một số khái niệm và tiêu chí đánh giá chất lượng âm thanh để bạn phần nào dễ dàng tìm hiểu và tự đánh giá được những thiết bị âm thanh.

    Nội dung chính

    Những Tiêu Chí Đánh Giá Chất Lượng Âm Thanh


    Âm sắc trong âm thanh
    – Âm sắc chính là yếu tố cơ bản để bạn nhận ra và phân biệt các loại nhạc cụ, khi nghe một dạng âm nào đó bạn sẽ tưởng tượng ra được chất âm của nó. Nghe nốt nhạc bạn sẽ phân biệt ra được nó đến từ tiếng đàn piano, guitar, violin, cello,.. Âm sắc khác nhau sẽ có cấu trúc và thành phần hài âm khác nhau giúp người nghe cảm nhận chính xác âm thanh của từng nhạc cụ

    – Âm sắc cũng là tiêu chí để đánh giá chất lượng giọng ca sĩ, bởi thế đó là lí do vì sao có nhiều ca sĩ sở hữu những giọng hát âm sắc đặc biệt, bạn chỉ cần nghe qua là biết ca sĩ nào đang hát vì giọng của họ không lẫn đi đâu được.

    – Âm sắc càng ấm áp thì âm thanh càng mềm mại, ngọt hơn ngược lại âm sắc càng lạnh lẽo, âm thanh càng trở nên khô cứng.
    – Đôi khi ở những bài đánh giá những dàn máy nghe nhạc hifi bạn có thể thấy người ta đề cập về dàn máy nghe ngọt ngào dàn máy kia âm thanh tối. Âm sắc giúp người nghe cảm nhận chính xác được âm thanh của từng nhạc cụ, làm cho âm nhạc trở nên tự nhiên hơn.
    Tầng âm (sound stage) và trường âm (sound field)

    – Tầng âm (sound stage): Tầng âm chính là tầng lớp âm thanh được tạo ra bởi một nhóm các nhạc cụ bởi cách sắp xếp chiều sâu trên sân khấu hoặc phòng thu âm.

    – Trường âm (sound field): Là độ rộng của không gian âm thanh, trường âm mang lại cho người nghe về độ rộng hẹp, vang.

    Âm sắc

    – Khi thưởng thức một bản nhạc, bạn như được hòa vào đứng trước một buổi hòa nhạc, sân khấu có thể cảm nhận được nhạc cụ nào phía trước, nhạc công ngồi ở đâu, vị trí của từng loại trên sân khấu. Tuy nhiên bạn cần có một thiết bị âm thanh và nguồn nhạc tốt thì mới cảm nhận tính “ thật “ của âm thanh.
    – Tóm lại, tầng âm và trường âm chính là hai yếu tố ảnh hưởng đến tính thật của âm thanh. Tuy nhiên hai yếu tố này lại bị ảnh hưởng nhiều từ bộ khuếch đại âm thanh, vị trí sắp xếp loa và cả phòng nghe nhạc. Những chiếc tai nghe cao cấp đi kèm nguồn phát và nguồn nhạc chất lượng cao cũng sẽ cho cảm nhận tầng âm và trường âm khá chân thực.

    Mật độ và sự chặt chẽ của âm thanh
    – Mật độ hay còn được gọi là độ đặc của âm thanh, phụ thuộc vào cảm nhận của người nghe. Nếu mật độ quá thưa sẽ cho cảm giác rời rạc, còn mật độ quá dày làm các âm thanh chồng chéo lên nhau.

    – Sự chặt chẽ của âm thanh nôm na là sự gắn kết giữa các âm thanh tạo nên bản nhạc, giữa các loại nhạc cụ cùng tiếng ca sĩ hòa quyền gắn kết tạo nên một bản nhạc hay, ngược lại nếu không có sự chặt chẽ sẽ tạo cảm giác bản nhạc rời rạc.

    – Mật độ và sự chặt chẽ của âm thanh giúp phần làm cho nhạc cụ và giọng hát phát ra âm thanh trung thực.

    Sự trong trẻo của âm thanh
    – Sự trong trẻo của âm thanh rất dễ nhận biết, bạn sẽ nghe được dàn máy tái tạo những chi tiết nhỏ nhất trong bản nhạc một cách rõ ràng, độ tinh khiết, không tạp âm, không tiếng rít,…ngược lại những dàn máy cho ra những tiếng rất đục, thiếu sự trong trẻo mang cảm giác tù túng, nặng nề. Sự trong trẻo phụ thuộc vào khả năng tái tạo dải tần số trung, trung cao, treble trong đáp tuyến tần số. Thiết bị liên quan gồm loa/tai nghe, amplifier, dây nối.

    Tính ổn định trong không gian âm thanh
    – Độ ổn định của không gian âm thanh giữ cho tầng âm không thay đổi khi có sự thay đổi vị trí nghe. Độ ổn định sẽ cho ta cảm giác vị trí âm thanh không bị xáo trộn, mất đi sự tập trung chặt chẽ vốn có trong không gian. Yếu tố ảnh hưởng đến tính ổn định còn phụ thuộc vào chất lượng thiết bị trong dàn máy, vị trí đặt loa, kết cấu phòng, xử lý tiêu âm tốt. Hạn chế sóng phản xạ.

    Độ chi tiết của âm thanh
    – Hiểu đơn giản là khả năng tái hiện âm thanh càng chính xác bao nhiêu thì mức chi tiết của âm thanh càng cao. Khả năng tái hiện từng nhạc cụ trong bản nhạc dù chỉ là rất ít cũng nói lên độ chi tiết của âm thanh.

    Tốc độ và đáp ứng quá độ nhất thời của âm thanh
    – Khả năng tách biệt các nốt nhạc và dứt khoát chính xác không bị dính vào nhau. Thể hiện rõ ở các tiếng trầm trong bản nhạc. Nếu không có tốc độ đáp ứng tốt, tiếng trước chưa dứt thì tiếng sau bị đè lên, tiếng bass bị nhòe đi. Yếu tố này phụ thuộc phần lớn ở loa, một bộ loa tốt sẽ tách được tiếng bass rõ ràng và dứt khoát không nặng và ì ạch.
    Độ tương phản và dải rộng của âm thanh
    Độ tương phản về âm lượng là sự so sánh giữa các mức âm lượng phát ra từ một bản nhạc. Dải rộng tốt sẽ tái tạo được độ tương phản của âm thanh một cách hoàn hảo. Nếu dải rộng hẹp âm nhạc sẽ gò bó, không tự nhiên thoải mái.

    Sự trong trẻo của âm thanh

    Tỷ lệ giữa các nhạc cụ và giọng hát
    Đây là tỷ lệ âm lượng của từng loại nhạc cụ và giọng hát đã được điều chỉnh hài hòa nhằm tránh trường hợp át tiếng lẫn nhau. Một dàn âm thanh tốt sẽ có khả năng tái tạo âm thanh chính xác theo tỷ lệ này, mang lại cảm nhận âm thanh tốt nhất cho người nghe.

    Đặc tính của thiết bị và sự phối hợp
    Đặc tính của thiết bị phát ra âm thanh thế nào, sôi nổi, thân thiện, tươi sáng,..Đây là yếu tố quan trọng trong việc thiết lập một dàn âm thanh chất lượng. Khi thết kế và tùy chỉnh ta cần hiểu rõ chất âm và đặc tính riêng của từng thiết bị nhằm gia giảm và hay thêm thắt hợp lý, mang lại sự đồng bộ và phối hợp ăn ý nhất giữa các thiết bị trong dàn máy. Không phải cứ phối ghép những thiết bị đắt tiền với nhau là hoàn hảo, mà cần trải qua quá trình nghiên cứu và phối hợp với nhau nhiều lần mới tìm ra sự lựa chọn cuối cùng.

    Bạn đọc xem nhiều