Âm thanh là gì?
Âm thanh là gì?
1. Âm thanh được hiểu như thế nào?
Hiểu một cách đơn giản nhất, âm thanh chính là thứ âm lượng được phát ra qua các vật thể rung thành tiếng và truyền qua không khí đến tai người. Âm thanh là các dao động cơ học của các phân tử, nguyên tử và các hạt lan truyền trong vật chất như các sóng. Âm thanh giống như nhiều sóng, đặc trưng bởi tần số, chu kì, bước sóng, vận tốc lan truyền và biên độ.
Ngoài ra, không chỉ riêng ở ngoài không khí môi trường truyền tới âm thanh cũng rất đa dạng phong phú vì thế mà tất cả chúng ta ai cũng có thể nghe được. Khi môi trường đàn hồi sẽ truyền tới các sóng nén và giãn từ phân đoạn này đến phân đoạn kia và cuối cùng là đến tai người nghe. Như vậy nếu như không có môi trường lan truyền thì đồng nghĩa với việc sẽ không có âm thanh.
2. Các thuộc tính của âm thanh
2.1 Tần số
Tần số là lần dao động của không khí truyền dẫn âm chỉ trong 1s. Tần số là bản đồ biểu thị độ cao của âm thanh (tiếng trầm thì có tần số thấp, tiếng bổng thì có tần số cao). Tần số của âm thanh được đo lường với đơn vị là Héc (Hz).Tai người có thể nghe thấy được các tần số từ 15 Hz đến tận 20.000 Hz.
2.2 Công suất âm thanh
Công suất âm thanh là một loại năng lượng đi qua một diện tích (S) trong thời gian là giây. Công suất âm thanh (P) có thể được tính bằng công thức sau: P = psv.
Trong đó: P là thanh áp, S là diện tích, V là tốc độ dao động một phần tử trong không khí tại đó. Công suất âm thanh được tính theo đơn vị oát (W).
2.3 Cường độ âm thanh
Cường độ âm thanh chính là độ to, nhỏ của âm thanh. Đơn vị đo cường độ tính bằng Oát (W) hoặc Đêxiben (dB). Công thức chuyển đổi 2 loại đơn vị này là: Đêxiben = logarit Oát (dB = LogW)
2.4 Tốc độ âm thanh
Tốc độ âm thanh là tốc độ lan truyền của sóng âm với môi trường xung quanh. Tốc độ âm thanh sẽ phụ thuộc vào môi trường có sóng âm lan truyền. Tốc độ còn có đơn vị đo là: m/s.
3. Những thiết bị âm thanh cần có
Để có một dàn thiết bị âm thanh chuẩn nhất bắt đầu là với nguồn phát qua bộ trộn mixer, rồi đến các bộ xử lý tín hiệu, amply và cuối cùng đến dàn loa. Ngoài ra, thiết bị âm thanh còn các phụ kiện khác đi kèm.
3.1 Mixer
Mixer hay còn gọi với cái tên là bộ trộn, đây được xem là linh hồn của bộ âm thanh hoàn chỉnh. Chỉ cần vài thao tác đơn giản đã có thể điều chỉnh sao âm một cách hoàn hảo nhất. Hiện tại mixer có 2 loại: loại truyền thống (sử dụng các vặn để điều chỉnh) và mixer điện tử (sử dụng công nghệ điều chỉnh hiện đại nhất).
3.2 Nguồn phát
Tên gọi nghe có chút phức tạp nhưng đó chính là nguồn được phát ra từ các thiết bị như: đầu karaoke, micro, CD, DVD và các nhạc cụ như piano, guitar….Các thiết bị âm thanh đó sẽ cung cấp tín hiệu đến bộ dàn đến loa và đưa đến tai người nghe.
3.3 Amply karaoke
Đây là thiết bị âm thanh phổ biến trong hệ thống âm thanh. Vai trò của amply là khách đại các tín hiệu mà nó nhận được rồi sau đó chuyển đến loa và đến tai người nghe. Với các dòng mixer công nghệ vẫn sẽ được tích hợp đủ các tính năng của amply để dễ phục vụ cho người sử dụng.
3.4 Bộ xử lý tín hiệu
Để âm thanh được xử lý sẽ mượt mà và hoàn hảo hơn thì không thể thiếu bộ xử lý tín hiệu. Tính năng xử lý tín hiệu sẽ được tích hợp sẵn trên các mixer nên những bộ dàn cơ bản dành cho gia đình không cần phải trang bị bộ xử lý tín hiệu riêng. Nhưng nếu muốn chất âm sống động chân thực hơn thì có thể trang bị thêm bộ xử lý tín hiệu.
3.5 Dàn loa
Loa là một thiết bị chắc chắn không thể thiếu trong dàn âm thanh. Để có thể mang đến chất âm hoàn hảo nhất cần trang bị dàn loa phù hợp với từng nhu cầu của mỗi người
Để có thể sở hữu cho mình bộ âm thanh hoàn chỉnh bạn có thể tham khảo các mẫu loa thịnh hành chất lượng cao tại Prosound Việt Nam